Đoàn Thượng

Thông báo Gần đây

  • Chém lợn tế thánh ở làng Niệm Thượng Đã thành cổ lệ, cứ đến mồng 6 tết âm lịch, dân làng Niệm Thượng (Niệm Nghĩa - Tiên Du - Bắc Ninh) lại trống dong cờ mở rước "cụ ỉn" ra ...
    Được đăng 22:30 28 thg 12, 2011 bởi Người dùng không xác định
  • Đến lễ hội đình Phùng Khoang Cứ vào ngày mồng tám tháng Giêng âm lịch hàng năm, dân chúng Làng Phùng Khoang lại nô nức tổ chức lễ hội rước Đức Thành Hoàng từ Đình vòng ...
    Được đăng 22:53 14 thg 11, 2011 bởi Người dùng không xác định
Hiển thị bài đăng 1 - 2trong tổng số 2. Xem nội dung khác »
Đời thứ 5 có danh nhân Đoàn Thượng, sinh ở xã Xuân Độ, nay là thôn Trung Độ, xã Đoàn thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, là một vị tớng tài cao, chí lớn và đức độ vào cuối đời vua Lý Cao Tông (1176 - 1210). Lúc này cơ nghiệp nhà Lý đã suy đồi, nhà vua chơi bời vô độ, chính sự, hình pháp không rõ ràng, lại gặp nạn thiên tai mất mù, đói kém liên miên, giặc cướp nổi lên khắp nơi, xu hướng cát cứ ngày một phát triển: Nguyễn Nộn tự xưng là Hoài Đạo vương chiếm cứ mạn Bắc, nhà Lý đã bị thế lực Trần Thủ Độ thao túng, mưu đồ thoán đạt. Thấy không thể bảo vệ vực dậy một triều đình đã thối nát, Ngài về Hồng Châu (địa bàn này thuộc Hải Dương, hải Phòng, Hưng Yên ngày nay) tự xưng là Đông Hải Đại Vương, tụ tập lực lượng mong cứu dân, cứu nước và cũng để thực hiện hoài bão của mình. Trong thời gian 21 năm (1207 - 1228) quản lý đất Hồng Châu, Ngài đã có công lớn trong việc dẹp loạn, yên dân, tạo cho dân có cuộc sống no đủ, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Trong một trận đánh không cân sức với quân Nguyễn Nộn và quân Trần Thủ Độ, Ngài tử trận. Tương truyền, sau khi mất, Ngài hiển Thánh. Vua Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã truy phong ngài là Đông Hải Vương, Thượng đẳng thần, truyền cho các địa phương tổ chức tế lễ hàng năm. Được biết đã có 72 địa phương thờ ngài là Thành Hoàng. Đó là một sự kiện ít tấy đối với một danh nhân quân sự, chính trị trong các thời đại.

Từ năm 1211 trong nước Đại Việt đã hình thành ba thế lực phân cát lớn là:

  • Họ Đoàn (Hải Dương và Hải Phòng).
  • Họ Trần (Thái Bình, Nam Định và nam Hưng Yên).
  • Họ Nguyễn (Quốc Oai, Hà Tây)

Họ Trần ở Thiên Trường, do hai anh em họ Trần là Trần Thừa và Trần Tự Khánh lãnh đạo (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, phía hữu ngạn sông Hồng).

Họ Đoàn ở Hồng lộ, do Đoàn Thượng và Đoàn Chủ cầm đầu (phía tả ngạn sông Hồng, gồm các quận Gia Lộc, Bình Giang, Thanh Miên và  Ninh Giang tỉnh Hải Dương ngày nay).

Họ Nguyễn ở Bắc Giang, do Nguyễn Nậu và Nguyễn Nãi lãnh đạo ( phía bắc sông Đuống – tên cổ thời là sông Thiên Đức, gồm các quận Tiên Du, Từ Sơn, Quế Võ tỉnh Bắc Ninh ngày nay).

Triều đình nhà Lý chỉ kiểm soát vùng xung quanh Thăng Long. Trong quá trình nắm quyền bính trong triều cho tới khi thay ngôi nhà Lý, nhà Trần tiếp tục phải đối phó với các lực lượng cát cứ từ thời Lý.

Do thế lực chưa đủ mạnh để trấn áp tất cả các lực lượng nổi dậy, họ Trần phải dùng chiến thuật khi đánh khi hoà, thậm chí cả biện pháp hôn nhân; và tận dụng sự xung đột của chính các thế lực này tự làm yếu nhau.

Sau khi nhà Trần thành lập, Nguyễn Nộn đánh bại giết chết Đoàn Thượng năm 1228. Nhưng không lâu sau, cuối năm 1229, Nguyễn Nộn ốm chết, lực lượng của Nộn tự tan rã. Nhà Trần chấm dứt được cục diện chia cắt, tập trung củng cố nội chính sau nhiều năm nghiêng ngả dưới thời Lý.


Tiểu sử

Ông sinh ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn (1184) đời Lý Cao Tông. Theo ngọc phả ở Hải Dương, ông là con của Đoàn Trung và bà Hoàng Thị Mỹ. Sử sách thống nhất ghi ông người làng Thung Độ, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Đời Hùng Vương xưa, Hải Dương là bộ Dương Tuyền; thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ; thời nhà Đông Ngô thuộc Giao Châu; nhà Đường đặt Hải Môn trấn, lại gọi là Hồng Châu.

  • Nhà Đinh chia làm đạo; nhà Tiền Lênhà Lý cũng theo như nhà Đinh.
  • Nhà Trần đổi làm 4 lộ: Hồng Châu thượng, Hồng Châu hạNam Sách thượng, Nam Sách hạ
  • Năm Quang Thái thứ 10 (1397) vua Trần Thuận Tông đổi làm trấn Hải Đông
  • Thời kỳ thuộc Minh (1407-1427), thuộc hai phủ Lạng Giang và Tân An; nhà Lê
  • Năm Thuận Thiên (1428-1433) vua Lê Thái Tổ cho thuộc Đông Đạo
  • Khoảng niên hiệu Diên Ninh (1454-1459) vua Lê Nhân Tông chia làm 2 lộ: Nam Sách thượng và Nam Sách hạ
  • Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) vua Lê Thánh Tông đặt thừa tuyên Nam Sách; năm 1469, đổi làm thừa tuyên Hải Dương; năm Hồng Đức thứ 21 (1479) đổi làm xứ
  • Khoảng giữa năm Hồng Thuận (1510-1516) vua Lê Tương Dực đổi làm trấn
  • Nhà Mạc lấy Nghi Dương làm Dương Kinh, trích phủ Thuận An ở Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh
  • Nhà Lê, khoảng niên hiệu Quang Hưng (1578-1599) vua Lê Thế Tông đổi làm trấn theo nguyên như cũ
  • Năm Cảnh Hưng thứ 2 1741 vua Lê Hiển Tông chia làm 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Đông Triều và An Lão
  • Nhà Tây Sơn đem phủ Kinh Môn đổi thuộc vào Yên Quảng
  • Năm 1802, vua Gia Long đem Kinh Môn thuộc về trấn cũ và lệ thuộc vào Bắc Thành
  • Năm 1804, đời Vua Gia Long, lị sở Hải Dương được chuyển từ Mao Điền về tổng Hàn Giang, đặt trên vùng đất cao thuộc ngã ba sông Thái Bìnhsông Sặt với mục tiêu trấn thành án ngữ vùng biên hải phía đông Kinh đô Thăng Long, chính vì vậy có tên gọi là Thành Đông - có nghĩa: tòa thành ở phía đông.
  • Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi Thượng Hồng làm phủ Bình Giang, Hạ Hồng làm phủ Ninh Giang, còn hai đạo Đông Triều và An Lão thì đặt làm hai huyện.
  • Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) chia thành một hạt độc lập và đổi làm tỉnh Hải Dương gồm 5 phủ 19 huyện.
  • Năm 1887, thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của Hải Dương, đặt thành tỉnh Hải Phòng; đến 1906, đổi thành tỉnh Kiến An.
  • Năm 1968, tỉnh Hải Dương sáp nhập với Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, đến năm 1997 lại tách riêng ra với tên gọi như ngày nay.

( Gia Lộc Tỉnh Hải Dương Huyện có một thị trấn Gia Lộc, 22 xã là Liên Hồng, Thống Nhất, Trùng Khánh, Yết Kiêu, Gia Hoà, Lê Lợi, Đoàn Thượng, Toàn Thắng, Hồng Hưng, Hoàng Diệu, Tân Tiến, Gia Xuyên, Gia Tân, Gia Lương, Gia Khánh, Thống Kênh, Đồng Quang, Đức Xương, Quang Minh, Nhật Tân, Phạm Trấn, Phương Hưng.)

Chống lại triều đình

Đoàn Thượng trở thành hào trưởng vùng Hồng. Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, ông có cùng một vú nuôi với vua Lý Cao Tông. Ông lớn lên lúc nhà Lý đã suy vi. Vua Lý Cao Tông chơi bời vô độ, tăng cường bóc lột dân chúng, vì thế nhân dân oán thán, nhiều nơi nổi dậy chống lại. Nhân lúc lòng dân chán nhà Lý, Đoàn Thượng cũng nổi dậy tại quê nhà vùng Hồng.

Vùng Hồng, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí [1] nói về phủ Bình Giang và Ninh Giang: “Xưa gọi là Hồng châu, cuối đời Trần chia làm châu Thượng Hồng và châu Hạ Hồng...”. Vùng Hồng gồm các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Thanh Miện, Gia Lộc, Ninh Giang và Tứ Kỳ ở phía nam tỉnh Hải Dương ngày nay.

Sử sách chép không thống nhất về thời gian Đoàn Thượng nổi lên. Các nhà nghiên cứu thống nhất lấy nguồn thông tin từ sách Đại Việt sử lược là sách được soạn vào thời nhà Trần là bộ sử cổ nhất làm căn cứ đáng tin cậy hơn cả.

Tháng 3 năm 1207, Đoàn Thượng và Đoàn Chủ nổi dậy chống lại triều đình. Ông xây đắp thành, đắp lũy. Lý Cao Tông sai đem đại binh đi đánh. Đàm Dĩ Mông đem quân đạo Đại Thông (miền Hà Đông cũ dọc sông Đáy), Phạm Bỉnh Di đem quân đạo Khả Liễu, Trần Hinh đem quân đạo Phù Đái (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), Bảo Trinh hầu đem quân đạo Nam Sách (Nam Sách, Hải Dương), cùng họp nhau đánh Đoàn Thượng. Thấy thế lực quân triều đình quá mạnh, Đoàn Thượng liền ngầm sai người đem của cải đút lót cho Thượng phẩm phụng ngự Phạm Du, nguyện xin đem quân chúng theo Du. Cuộc liên minh giữa Đoàn Thượng và Phạm Du bắt đầu từ đó. Phạm Du cố vì Thượng mà xin với Cao Tông tha cho ông.

Đầu năm 1209, Cao Tông sai Phạm Du coi việc quân ở châu Nghệ An. Du làm trái lệnh chống triều đình. Cao Tông liền sai Phạm Bỉnh Di lấy quân ở Đằng Châu (thị xã Hưng Yên) để đánh Phạm Du. Du trở về Cổ Miệt (Hồng Châu) cùng với Đoàn Thượng, Đoàn Chủ ở hợp binh làm phản triều đình, đánh Đằng Châu. Bỉnh Di bị thua.

Tháng 2 năm 1209, Bỉnh Di lại đem binh ở Đằng Châu, Khoái Châu đi đánh Du. Phạm Du thua trận bỏ trốn. Bỉnh Di tịch biên gia sản của Du rồi đốt hết.

Tháng 3 năm 1209, Phạm Bỉnh Di đánh Đoàn Thượng và Đoàn Chủ tại Vệ Kiều. Quân Đoàn Thượng thua trận, Đoàn Chủ bị hãm ở chỗ bùn lầy và bị tướng Hà Văn Lôi đâm chết.

Tháng 4 năm 1209, Phạm Bỉnh Di lại đánh tan quân Đoàn Thượng. Tuy nhiên, trong lúc Đoàn Thượng suy yếu thì sự mê muội của vua Lý Cao Tông, tin theo gian thần Phạm Du khiến nhà Lý càng suy vi.

[sửa] Làm tôi triều đình

Phạm Du ngầm sai người về kinh đút lót cho các quan lại trong triều, nói rằng Bỉnh Di tàn ác, giết hại người vô tội và kể lể tình oan, xin về kinh đợi tội. Cao Tông sai Trần Hinh triệu Phạm Du về kinh, lại triệu cả Bỉnh Di về triều. Phạm Du về kinh trước hầu Cao Tông, được vua tin theo; Bỉnh Di đến kinh sau, vào triều phụng mệnh. Cao Tông sai bắt Bỉnh Di và con là Phụ giết chết.

Tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc nghe tin đó, đem binh lính phá cửa Đại Thanh kéo vào nội điện để cứu chủ. Du cùng em là bọn Phạm Kinh giết Bỉnh Di và con là Bỉnh Di là Phụ rồi cùng Cao Tông chạy trốn. Quách Bốc liền tôn hoàng tử nhỏ là Thầm lên làm vua. Cao Tông chạy về Tam Nông (Phú Thọ) nương nhờ nhà Hà Vạn, một thủ lĩnh miền thiểu số có thế lực.

Thái tử Sảm cùng mẹ là nguyên phi Đàm Thị và hai em gái chạy về Hải Ấp, Thái Bình, được thủ lĩnh địa phương là Trần Lý và Tô Trung Từ lập làm vua, tôn xưng là Thắng Vương. Thấy con gái của Trần Lý là Trần Thị Dung có nhan sắc, Lý Sảm bèn lấy làm vợ, nhân đó Trần Lý được phong làm Minh Tự, Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ.

Biết tin thái tử Sảm lập triều đình riêng và tự ý phong tước cho Trần Lý, Tô Trung Từ,... nên vua Lý Cao Tông ở Quy Hoá muốn đánh dẹp, bèn sai Phạm Du đi để liên lạc với Đoàn Thượng. Nhưng Du lại ham sắc, tư thông với công chúa Thiên Cực, nên lỡ hẹn với ông. Khi thuyền của ông đến đón không gặp Du, bèn trở về. Khi Du lên thuyền khác đi gặp họ Đoàn, tới Ma Lãng thì bị quân của hào trưởng Bắc Giang là Nguyễn Nậu và Nguyễn Nải đón bắt và giết chết.

Trần Lý và Tô Trung Từ bèn mang quân đánh về kinh thành dẹp Quách Bốc. Trần Lý tử trận, Tô Trung Từ đón vua Cao Tông về cung.

Cao Tông chết, thái tử Sảm lên ngôi, tức là Lý Huệ Tông. Tô Trung Từ trở thành quyền thần trong triều. Sau một loạt biến cố, năm 1211, nhiều đại thần nhà Lý và cả Trung Từ bị giết. Cháu gọi Trung Từ bằng cậu là Trần Tự Khánh ở Hải Ấp lại mang quân về kinh, an táng Trung Từ.

Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi nhân đó nói với vua Huệ Tông rằng:

Trần Tự Khánh đem binh về kinh sư là muốn mưu đồ việc phế lập.

Huệ Tông tin theo, nổi giận, bèn hạ chiếu cho các đạo binh đánh Trần Tự Khánh và giáng Nguyên phi Trần thị Dung xuống làm Ngự nữ. Đoàn Thượng và Đoàn Văn Lôi đem binh về kinh sư. Huệ Tông hạ chiếu tấn phong tước hầu cho Đoàn Thượng.

Đoàn Thượng đem quân đánh anh em họ Trần ở ải Hoàng Điểm. Trần Tự Khánh sai bộ tướng Lại Linh cùng tướng Khoái Châu là Nguyễn Đường ra chống cự. Nguyễn Đường bị bắt. Tự Khánh bị thua, giận dữ phá đê cho nước sông chảy tràn vào các ấp rồi về. Miền Khoái Châu mất tin tưởng ở họ Trần, theo về với họ Đoàn.

Tuy nhiên, Trần Tự Khánh là một tướng tài. Sau đó Tự Khánh hai lần đánh bại quân họ Đoàn của Đoàn Ma Lôi, đóng ở Đội Sơn (Duy Tiên, Hà Nam). Họ Trần kiểm soát được cả miền Lý Nhân (Hà Nam). Trần Tự Khánh tìm cách liên kết với hào trưởng Nguyễn Tự để đối địch với Đoàn Thượng.

Năm 1213, Đoàn Thượng phối hợp với quân triều đình đụng độ với Trần Tự Khánh. Tuy nhiên, lực lượng họ Trần mạnh hơn, có nhiều tướng giỏi hơn; trong khi đó quân nhà Lý do vua Huệ Tông và thái sư Đàm Dĩ Mông không có tài làm tướng chỉ huy nhanh chóng bị thua trận. Cánh quân Đoàn Thượng cử đi do Đoàn Cấm và Vũ Hốt chỉ huy bị bộ tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn đánh bại. Lý Huệ Tông bỏ chạy lên Lạng châu, quân họ Đoàn rút khỏi kinh đô trở về vùng Hồng.

[sửa] Trở về Hồng châu

Năm 1214, anh em họ Đoàn tấn công đất Bắc Giang do tướng của Tự Khánh là Nguyễn Nộn đóng giữ. Hai bên đánh nhau ở núi Đông Cứu (Gia Lương, Bắc Ninh), Nguyễn Nộn giết chết được Đoàn Nguyễn. Tuy nhiên lúc đó nội bộ phe Tự Khánh xảy ra phản loạn lớn. Tướng ở Cam Giá (thị xã Sơn Tây) là Đỗ Bị lại nổi lên chống cự. Miền Cam Giá lại tách khỏi phạm vi thế lực của anh em họ Trần, hình thành một thế lực mới. Cùng lúc đó, Nguyễn Nộn ở Bắc Giang sau khi đánh được họ Đoàn cũng phản lại Tự Khánh, xây dựng một thế lực rất lớn. Do việc cát cứ của Đỗ Bị, Nguyễn Nộn, kinh thành Thăng Long bị uy hiếp. Tự Khánh phóng hỏa đốt kinh đô rồi chạy về Lý Nhân (Hà Nam).

Song lực lượng họ Trần vẫn rất mạnh. Sau hàng loạt biến cố khác, thế lực của Trần Tự Khánh ngày càng mạnh hơn, buộc vua Huệ Tông phải dựa vào họ Trần. Nhiều thế lực cát cứ lần lượt bị Trần Tự Khánh đánh dẹp. Tuy nhiên, bộ tướng của Khánh là Nguyễn Nộn lại phản họ Trần mà cát cứ ở Bắc Giang.

Tháng 6 năm 1217, Đoàn Thượng thấy thế lực họ Trần mạnh, tạm quy hàng triều đình, được phong tước vương và vẫn giữ vùng Hồng châu.

Sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), em họ là Trần Thủ Độ lên thay, tiếp tục thao túng nhà Lý. Thủ Độ sắp đặt đưa cháu là Trần Cảnh (con Trần Thừa) lên thay ngôi nhà Lý, lập ra nhà Trần.

Trần Thủ Độ mang quân đánh Đoàn Thượng nhưng không thắng, đành phải hứa hẹn phong tước cho ông. Thủ Độ định ngày hội họp, làm lễ minh thệ, nhưng Đoàn Thượng không đến họp.

Năm 1228, Đoàn Thượng bị sứ quân Nguyễn Nộn đánh bại và bị giết chết. Năm đó ông 45 tuổi. Con ông là Đoàn Văn đem gia thuộc đến hàng Nguyễn Nộn. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau, Nộn cũng ốm chết. Cả nước thống nhất về tay nhà Trần.

Tháng 12 năm 1228, Nguyễn Nộn đánh bại giết chết Đoàn Thượng. Nhân đó ông gộp cả quân của Thượng, cướp bắt con trai, con gái, tài sản, trâu ngựa đất Hồng Châu. Con của Thượng là Văn đem gia thuộc đến hàng. Thanh thế của Nguyễn Nộn rất lừng lẫy. Trần Thủ Độ lo lắng, chia quân chống giữ và sai sứ đem thư đến chúc mừng, gia phong Nộn làm Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương.

Sau đó Thủ Độ lại đưa công chúa Ngoạn Thiềm gả cho ông để ngầm dò la tin tức. Biết ý Thủ Độ muốn dùng công chúa để lung lạc mình và dò la tin tức, ông chia nha tướng canh giữ riêng chỗ công chúa ở. Vì thế công chúa không thể báo được tin gì cho triều đình.

Tháng 3 năm 1229, Nguyễn Nộn tự xưng là Đại Thắng Vương, ham chơi buông thả, chè chén chơi bời bừa bãi. Tuy nhiên, ông cũng tự lượng sức biết thế mình không thể cùng đối lập với nhà Trần, định đến tháng 10 sẽ vào chầu, song còn do dự chưa quyết. Cuối năm đó ông ốm nặng, triều đình sai nội nhân tới hỏi thăm, Nguyễn Nộn cố gượng ăn cơm, phi ngựa để tỏ ra còn khoẻ mạnh. Nhưng không bao lâu thì ông qua đời. Lực lượng của ông nhanh chóng tan rã.

Danh tướng Đoàn Thượng có 2 người em trai là Đoàn hoà và Đoàn Đại đều có công lớn trong việc giúp anh cai quản đất Hồng Châu trong nhiều năm, nên sau khi mất được nhiều nơi thờ là Thành Hoàng.

     Huyện Gia Lộc, nơi quê hương dòng họ Đoàn Thượng, ngày xưa có tổng Đoàn Bái, ngày nay có xã Đoàn Thượng là địa bàn được chính quyền và nhân dân đặt tên để ghi nhớ công lao của Họ Đoàn và danh tướng Đoàn Thượng đối với vùng Hồng Châu trước đây và Hải Dương ngày nay.

     Đoàn Văn - con trai tướng Đoàn Thượng - sau khi cha mất đã đưa gia đình vào làng Đồng Đội, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoá (nay là xã Tân Dân, huyện Tĩnh Gia) xây dựng đền thờ Đông hải Đại Vương Đoàn Thượng ở chân núi Ngọc (đền này sau bị giặc Minh phá để lập căn cứ chống Lê Lợi).

     Đoàn Văn có 2 người con trai là Đoàn Cao Sơn và Đoàn Trang Tùng. Đoàn Cao Sơn định cư ở Thanh Hoá sinh ra các thế hệ họ Đoàn trên đất Thanh Hoá rồi tiếp tục chuyển cư vào các tỉnh phía Nam.. Đời sau cụ Đoàn Cao Sơn ở Thanh Hoá đông nhất hiện nay là ở vùng Quảng Xương và Tĩnh Gia. vào thời nhà Hồ có tướng Đoàn Phát, chức hàn lâm thị giảng, sau giúp Lê Lợi chống quân Minh thắng lợi. Đoàn Trang Tùng chuyển cư ra Hội Xuyên, huyện Gia Lộc, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương, phát triển dòng họ ở vùng đất này
 
Nhưng họ Đoàn thực sự là 1 trong 3 phe mạnh nhất bấy giờ. Truyền thuyết kể Đoàn Thượng sử dụng đại đao, sức địch muôn người. Ông ta theo truyền tụng còn có 1 số quái tướng như Đô Thiết ( 1 nhóm ban đầu nổi loạn ở Tuyên Quang) thân cao 8 xích, sức cũng ngang ngửa. Rồi Man Công, Sùng Công, tương truyền ( hay tự phét) là thần song đầu thai, trung thành lẫn thơ văn, chiến trận đều ngon cả. Phe này chấp 1 lúc 2 phe còn lại, cuối cùng bị Nguyễn Nộn tiêu diệt.
Đoàn Chủ
Đoàn Thượng
Đoàn Văn ( con Đoàn Thượng)
Đoàn Ma Lôi
Đinh Cẩm ( tướng của Đoàn Ma Lôi, bị Tự Khánh đánh bại 2 lần)
Đoàn Nguyễn ( đánh Bắc Giang, mạnh mẽ hung hăng, bị Nguyễn Nộn giết)
Đoàn Nghi ( phục binh đâm thủng giáp sắt Nguyễn Nộn)
Đoàn Văn Lôi ( Hồng hầu, được gả con gái Trần Tam Nương)
Đoàn Cấm ( hợp binh với Lý Huệ Tông, bị Nguyễn Nộn đánh bại)
Vũ Hốt ( hợp binh với Lý Huệ Tông, bị Nguyễn Nộn đánh bại)
Đoàn Trì Lỗi ( tướng giữ Nam Sách)
Đoàn Khả Như ( tướng)
Đô Kim ( legend, cha của Đô Thiết)
Đô Thiết ( legend, con Đô Kim, thân cao 8 xích, sức vạn người, ở Tuyên Quang, sau theo Đoàn Thượng)
Man Công ( legend, Câu Mang Nguyên súy, tài thi thơ, thần cai quản song Nghĩa Trụ, đầu thai làm con, thật ra là Đoàn Thượng, Đoàn Chủ)
Sùng Công ( legend, Sùng Châu tướng quân, tài thi thơ, thần cai quản song Nghĩa Trụ, đầu thai làm con, thật ra là Đoàn Thượng, Đoàn Chủ)

Bộ tư liệu nội chiến cuối Lý 1209-1229

 
Bản đồ VN cuối thời Lý và lãnh thổ các phe phái năm 1209:

Màu đỏ: khởi nghĩa Phí Lang ở làng Đại Hoàng ( Ninh Bình).
Năm 1202, người làng Đại Hoàng bị bắt đi phu xây cửa Đại Thành ở Thăng Long cực khổ quá nên khởi nghĩa. Người chỉ huy là Phí Lang cùng với Đinh Khả, người tự xưng là hậu duệ nhà Đinh. Nhà Lý sai Trần Hinh và Từ Anh Nhĩ đi đàn áp nhưng bị đánh bại, Anh Nhĩ chết tại trận. Tháng 5 năm 1205, vua Lý Cao Tông lại sai Đỗ Anh Doãn đi đánh, vẫn thua. Đến tháng 10, Đàm dĩ Mông đem quân đắp lũy để đánh nghĩa quân, cùng lúc quân Phí Lang đốt hành cung Ứng Phong ( Nam Định), phá kho thóc, đốt nhà cửa. Đến tháng 8 năm đó, vua đành phải dụ hòa. Phí Lang và 170 hào trưởng ra hàng, song thực tế từ đó họ đã hoàn toàn chiếm lĩnh Ninh Bình.

Màu Tím: Họ Đoàn ở Hồng Châu ( Hải Dương, Hải Phòng).
Tháng 9 năm 1207, hào trưởng lớn là Đoàn Thượng, Đoàn Chủ nổi loạn, xây thành xưng vương. Vua sai Đàm Dĩ Mông, Phạm Bỉnh Di, Trần Hinh, Bảo Trinh họp quân đàn áp. Đoàn Thượng không chống nổi, ngầm mua chuộc quan trong triều là Phạm Du tâu vua rút quân về. Từ đó họ Đoàn ngày càng lớn mạnh, ngầm liên minh với Phạm Du, trở thành 1 trong 3 thế lực lớn nhất đất nước thời cuối Lý.

Màu Xanh: Họ Trần ở Lưu Xá ( Thái Bình).
Bắt đầu là ông Trần Lý, vốn nghề đánh cá, sau giàu có, liên kết với họ Tô và họ Lưu trong vùng, mua 1 chức quan nhỏ, trở thành người có thế lực. Mới đầu họ ko tham dự gì vào các cuộc phân tranh, chỉ ngấm ngầm mở rộng thế lực, chiếm cứ Hải Ấp ( Thái Bình). Khi Quách Bốc nổi loạn, họ tạm về phe với Quách Bốc.

Màu Cam: Phạm Du ở Nghệ An.
Đầu năm 1209, vua sai Phạm Du coi việc quân ở Nghệ An. Du nhân đó liều chiêu nạp trộm cướp, tăng cường thế lực, ngầm cấu kết với họ Đoàn ở Hồng Châu nhưng sau đó bị Phạm Bỉnh Di đánh bại ( lại còn tiến lên Hồng Châu giết cả Đoàn Chủ). Du vu tấu với Lý Cao Tông giết chết Phạm Bỉnh Di rồi đưa vua chạy trốn. Ít lâu sau, vua sai y về liên kết với họ Đoàn để đánh họ Trần đang nhân đó phất lên. Thế nhưng Phạm Du bị giết dọc đường, phe phái này cũng theo đó tan rã.

Màu Vàng Đậm: Phạm Bỉnh Di, Quách Bốc ở Đằng Châu ( Hưng Yên).
Vốn là 1 hoạn quan được vua tin cẩn. Năm 1209, Phạm Bỉnh Di được lệnh mang quân đánh loạn Phạm Du. Nhưng đánh bại Phạm Du và họ Đoàn rồi, ông ta lại bị vu tấu và bắt giam, giết chết. Tướng dưới quyền là Quách Bốc nghe tin giận quá, kéo quân đánh vào kinh đô, khiến Lý Cao Tông phải bỏ chạy. Ban đầu, phe phái này liên minh với họ Trần nhưng ngay trong năm ấy bị chính họ Trần tiêu diệt và thôn tín.

Màu Hồng Nhạt: Họ Phạm ở Nam Sách thuộc Hồng Châu ( Hải Dương, Hải Phòng):
1 họ lâu đời, có thế lực, ít tham dự cuộc phân tranh.

 Đại Việt trong năm 1210 ( trước Trận Khoái Châu)
họ Trần thôn tín thế lực của Quách Bốc ở Khoái Châu, bành trướng thế lực nhanh chóng




Đại Việt năm 1212 ( sau trận Khoái Châu):
họ Trần bị họ Đoàn đánh bại ở Khoái Châu. Trần Tự Khánh túc giận phá đê nhấn chìm cả Khoái Châu khiến dân chúng ở đây phẫn nộ bỏ theo họ Đoàn. Sau đó, họ Trần liên kết với họ Nguyễn để đánh họ Đoàn.


Đại Việt năm 1216:
Xuất hiện 1 phe mới là Đỗ Ất, Đỗ Nhuế nổi dậy đánh triều đình.
Màu đỏ: khởi nghĩa Phí Lang ở làng Đại Hoàng ( Ninh Bình).
Tiếp tục tồn tại. Đến 5. 1216 bị Trần tự Khánh tiêu diệt.

Phạm Du đã bị tiêu diệt.
Phạm Bỉnh Di- Quách Bốc đã bị họ Trần thôn tính.

Màu Tím: Họ Đoàn ở Hồng Châu ( Hải Dương, Hải Phòng).
họ vẫn nắm giữ vị trí cũ, trở thành 1 trong 3 thế lực mạnh nhất nước lúc bấy giờ.

Màu Xanh: Họ Trần ( Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên).
Ngay trong năm 1209, họ Trần thôn tính phe Quách Bốc ( Hưng Yên). 1 thời gian sau, Tô Trung Từ qua đời vì tai nạn, nên họ Trần kế thừa luôn lực lượng của Tô Trung Từ rồi mở rộng thế lực. Thế là họ đã bành trướng ra được ba vùng Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, và các địa phương như Bắc Ninh, Bắc Giang,... trở thành phe sẽ thống nhất quốc gia sau này.

Màu Hồng Đậm: họ Nguyễn ở Quốc Oai ( thuộc Hà Tây)
Cầm đầu bởi Nguyễn Nộn là 1 tướng cũ của nhà Lý, 1 trong 3 thế lực mạnh nhất thời cuối Lý ( họ Trần, họ Đoàn và họ Nguyễn). Thế lực này sẽ tiêu diệt họ Đoàn, Nguyễn Nộn sẽ chết bệnh nhanh sau đó để nhà Trần thống nhất đất nước.

Màu Xanh Nhẹ: Ô Kim hầu Nguyễn Bát ở Ô Kim ( Hoài Đức thuộc Hà Tây)
Cầm đầu bởi 1 tướng cũ của nhà Lý, tuy chống triều đình nhà Lý nhưng không theo họ Trần. Có một dạo nhà Lý phải nương nhờ họ.

Màu Xanh Đậm: Đỗ Át, Đỗ Nhuế ( Từ Liêm thuộc Hà Nội bây giờ).
2 tướng cũ của nhà Lý, nổi loạn vào tháng 4 năm 1216. Vua Lý phải nhờ Nguyễn Bát đánh lại nhưng không thắng.

Màu Xanh Lá: Họ Hà ở Quy Hóa ( Yên Bái, Tuyên Quang dọc sông Hồng).
Một họ miền núi có thế lực. Khi Lý Cao Tông bị loạn Quách Bốc, ông ta đã chạy lên đây nương nhờ. Phe này tồn tại đến tận khi nhà Trần thống nhất đất nước, nhưng không can dự gì vào bất cứ cuộc xung đột nào, dù là một phe mạnh.

Màu Hồng Nhạt: Họ Phạm ở Nam Sách thuộc Hồng Châu ( Hải Dương, Hải Phòng):
1 họ lâu đời, có thế lực, ít tham dự cuộc phân tranh.

Màu Vàng: triều đình nhà Lý.
đến năm này thì họ chỉ còn nắm được khu vực quanh Thăng Long.


cuộc phân tranh bắt đầu chấm dứt vào năm 1225 khi nhà Trần thay thế nhà Lý, và chính thức chấm dứt ít lâu sau khi Nguyễn Nộn tiêu diệt họ Đoàn rồi qua đời vào năm 1229.


bản đồ chỉ có tính tham khảo tương đối, nhiều vùng xám không xác định được là đang thuộc phe nào.




Chém lợn tế thánh ở làng Niệm Thượng

đăng 23:17 14 thg 11, 2011 bởi Người dùng không xác định   [ đã cập nhật 22:30 28 thg 12, 2011 ]


Đã thành cổ lệ, cứ đến mồng 6 tết âm lịch, dân làng Niệm Thượng (Niệm Nghĩa - Tiên Du - Bắc Ninh) lại trống dong cờ mở rước "cụ ỉn" ra đình để...chém lợn cầu may.

Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong

Rước "cụ ỉn" ra đình Niệm Thượng.

Hàng ngàn người dân vùng phụ cận và du khách thập phương đã đổ dồn về làng Niệm Thượng để tham gia lễ rước "cụ ỉn" qua làng ra đình. Không phải ai cũng được quyền nuôi chú lợn nhỡ, chăm sóc, tắm rửa để biến chú lợn thành "cụ ỉn" xứng đáng làm vật tế thần thánh. Ngay từ giữa năm, dân làng đã chọn ra 2 người đảm bảo đủ các tiêu chuẩn: đúng 50 tuổi, khoẻ mạnh, mát tay, gia cảnh phong túc, con cái đuề huề để nuôi "cụ ỉn". Cũng những tiêu chuẩn như trên và thêm một chút tài khoa đao chém lợn nữa là thành đao thủ được đứng trước cửa đình thực hiện nghi lễ cầu may cho cả làng.

Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong

Khao "cụ ỉn" dọc đường bằng bánh ngọt

Cái gốc của lễ tế lợn chém thần là câu chuyện dã sử liên quan tới danh tướng Đoàn Thượng cuối thời Lý: Khi Trần Thủ Độ soán ngôi Lý Huệ Tông, tướng Đoàn Thượng đã hưng binh chống lại Trần Thủ Độ và bị thua chạy lên tận làng Niệm Thượng. Thời ấy, rừng núi hoang vu, lợn rừng nhiều vô kể mà lương thảo lại thiếu thốn. Quân tướng Đoàn Thượng đành phải...chém lợn nuôi quân.

Để tưởng nhớ danh tướng Đoàn Thượng, gần 1000 năm nay, dân làng Niệm Thượng mở hội chém lợn tế thánh vào đúng ngày 6 tết âm lịch.

Đấy là căn cứ theo dã sử nhưng các nhà văn hoá học lại nghiêng về ý nghĩa biểu tượng sâu kín của lễ chém lợn tế thánh liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: Máu được đồng nhất với tia sét, với tia nắng, với tinh dịch đàn ông vv...có khả năng làm thụ thai, làm cho sống nên tế thần bằng máu có nghĩa là cầu mong sức sống tràn trề, khả năng thụ thai vô hạn, mùa màng bộ thu, vật nuôi sinh sản nhiều. Hán tự tóm tắt bằng một chữ: Vượng.

Lễ rước bắt đầu từ 8h sáng. Hai "cụ ỉn", mỗi cụ ngồi một cỗ cũi sạch sẽ tinh tươm được tráng đinh hộ tống qua làng. Cũng trống dong cờ mở, cũng có phường bát âm, có "lính" vác loa vác hèo dẹp đường ồn ã. Dân làng mở cửa ra ngắm "cụ ỉ" rất thành kính và bỏ tiền công đức vào cho cụ nữa.

Hai cỗ cũi lợn ra đến đình làng là bắt đầu nghi lễ. Trước khi đao thủ hành sự, người ta múa sênh tiền, hát cầu trước cửa đình đễ giã cụ ỉn về trời.

Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Tài nghệ khoa đao của đao thủ làng Niệm Thượng.

Sau khi đao thủ khao đao chém "cụ ỉn", dân làng chen chúc nhau lấy tiền quệt một chút máu lợn mang về thờ, coi như lời cầu may đã được chuẩn y.

Cũng như hội đâm trâu ở Tây Nguyên và hội chọi trâu ở Hải Phòng, thịt của "cụ ỉn" vì được "thánh hoá" nên bán rất đắt hàng: trên 30.000 đồng/kg. Người ta tin rằng ăn một miếng thịt đã được thánh hoá thì phát tài, phát lộc cả năm. 

Xin giới thiệu chùm ảnh nóng: Khoa đao chém lợn tế thánh do phóng viên Lê Anh Dũng vừa chuyển về từ làng Niệm Thượng:

Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong

Rước "cụ ỉn" qua làng

Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Trang điểm cho đội tế thánh
Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Phục trang: Cổ lệ + tân thời
Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Chuẩn bị múa sênh tiền
Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Cũi rước "cụ ỉn" đến đâu rồi nhỉ?

Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong

Nổi trống lên, làng xóm ơi!

Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
"Cụ ỉn" số 1
Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Oai phong của hai "cụ ỉn"
Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Cụ ỉn cũng thích hoa hồng
Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Kiệu rước bằng di tich đình Niệm Thượng
Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong

Ngựa tướng quân đi trước mở đường

Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Múa sênh tiền trước cửa đình trước khi hành lễ
Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Sốt ruột quá, phải ăm kem chờ "cụ ỉn"
Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong

Đao thủ trổ nghệ khoa đao

Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Tin vào mùa bội thu
Chum anh: Chem lon te thanh o lang Niem Thuong
Đao thủ lĩnh bằng của làng

Đến lễ hội đình Phùng Khoang

đăng 22:53 14 thg 11, 2011 bởi Người dùng không xác định

Cứ vào ngày mồng tám tháng Giêng âm lịch hàng năm, dân chúng Làng Phùng Khoang lại nô nức tổ chức lễ hội rước Đức Thành Hoàng từ Đình vòng quanh làng rồi ra Chùa làm lễ, đến chiều cùng ngày lại rước Ngài về Đình.

Lễ rước Đức Thành Hoàng

Từ sáng sớm tinh mơ, nhà nào nhà nấy đều tưng bừng, nhộn nhịp, tấp nập sắm sửa một mâm lễ trước cửa nhà để chờ đón rước Ngài với lòng thành kính, mến phục. Đoàn nhiếp ảnh chúng tôi cũng vậy, ai nấy đều lục tục từ tối hôm trước chuẩn bị chu đáo mọi thứ, nào máy ảnh, nào card, nào pin, nào phim…, ôi thôi thì đủ mọi  thứ. Sáng sớm chúng tôi đã tới Đình Phùng Khoang, lúc này quanh đình đã đông nghịt người kể cả những người tới dự hội. Đoàn chúng tôi toả ra khắp nơi, mỗi người tìm cho mình một góc ưng ý nhất để chụp đoàn rước Đức Thành Hoàng, chụp những người đi hội, chụp quang cảnh hội. Người đến xem hội, người đến chụp ảnh, càng ngày càng thêm đông vui, náo nhiệt. Tiếng trống, tiếng chiêng cùng tiếng reo hò nổi lên khắp nơi khiến ngày hội càng trở nên tưng bừng, nhộn nhịp hơn

Phung Khoang được xây dựng cách đây 5 thế kỷ, khi ấy còn gọi là trại Phùng Quang thuộc Nhân Mục Môn. Đại đình kiến trúc theo kiểu liên hoàn với nhà tiền tế và hậu cung kết cấu thành hình chữ đinh, hướng mặt về phía Đông. Trong đình có nhiều công trình điêu khắc và chạm trổ rất tinh xảo, độc đáo, hiện Đình còn giữ được hai con rồng đá mang đậm phong cách thời Lê, nhiều hoành phi, câu đối ca ngợi công tích của Đức Thành Hoàng. Đình Phùng Khoang đã được trùng tu hai lần vào thời Lê, thời Nguyễn, và được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa năm 1991.

Múa Lân
Đình Phùng Khoang thờ Đức Thánh Đoàn Thượng (1204- 1256) - quan Thái uý đời Vua Lý Huệ Tông, chức quan đứng thứ hai trong triều thời bấy giờ. Cuối đời Lý, nhà Vua bỏ bễ chính sự, nhân cơ hội ấy các thế phản nghịch âm mưu cướp ngôi, cuộc nội chiến đấu kéo dài hơn chục năm, Ngài thường xuyên khuyên nhà Vua và tổ chức các lực lượng chống lại bọn phản nghịch gìn giữ giang sơn đất nước, khiến phe phản nghịch gặp nhiều khó khăn. Biết Ngài là người trung nghĩa, không gì lay chuyển được ý chí phò Vua, cứu nước nên bọn phản nghịch đã mưu hại Ngài vào ngày mồng tám tháng Giêng năm Bính Thân (1256). Sau này các triều Vua khi luận công ban thưởng đều nêu gương Ngài như một trung thần tiết nghĩa, ban cho tiền xây cất đền, miếu thờ phụng và sắc phong Ngài là Thành Hoàng Đoàn Thượng Đông Hải Đại Vương -  kiến, nghĩa, khiêm, trung phù chính, anh kiên liệt, trao vị Thượng Đẳng Tôn Thần. Có 72 nơi thờ phụng Ngài, thật xứng danh “sinh vi Tướng, tử vi Thần” uy danh thiên hạ. Đình Phùng Khoang hiện còn lưu giữ được chín đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn, trong đó có đạo sắc phong từ đời Vua Lê Hiển Tông, năm cảnh hưng thứ 44 (1783) còn nguyên vẹn đã nêu lên tấm lòng thành kính của dân chúng Làng Phùng Khoang đối với công tích của Đức Thành Hoàng. Từ đó dân chúng Làng Phùng Khoang tổ chức lễ hội rước Đức Thành Hoàng vào mồng tám tháng Giêng âm lịch hàng năm, và còn được duy trì cho tới tận ngày nay. Tới đây chúng tôi không chỉ chụp lễ hội mà chúng tôi còn chụp được rất nhiều cảnh sinh hoạt của người dân nơi đây, chụp quang cảnh đình Phùng Khoang…

 

 

Cổng Đình ngày hội

 

Lễ hội Đình Phùng Khoang không chỉ là lễ hội văn hóa dân gian, mang đậm phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc mà còn là lễ hội văn hóa tâm linh, đem nguồn ánh sáng trí tuệ và trung nghĩa của Thành Hoàng Đoàn Thượng Đông Hải Đại Vương đến với mọi người. Lễ hội Đình Phùng Khoang thật sự là lễ hội văn hóa dân gian mang đậm tinh thần dân tộc: “uống nước nhớ nguồn” với sắc thái độc đáo riêng biệt, kết hợp hài hòa giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc.


Câu ca: " Nhất vui mở hội 5 làng / Để cho thiên hạ phố phường vào xem..." đã phần nào nói lên quy mô và ảnh hưởng của lễ hội cổ vùng ven đô này. Theo truyền thuyết thì 4 vị thành hoàng của 5 làng Giáp Nhất, Phùng Khoang, Quan Nhân, Chính Kinh, Cự Lộc (Chính Kinh và Cự Lộc cùng thờ chung một vị thành hoàng) đều là anh hùng võ tướng có công đánh giặc yên dân lập nên làng nên xóm. Các vị thành hoàng này sống ở những triều đại khác nhau từ thời Bố Cái Đại vương Phùng Hưng cho đến thời Lý nhưng trong tâm thức của người dân thì các vị đều là anh em và theo cổ lệ, cứ 5 năm thì dân chúng cũng tổ chức lễ rước kiệu chung cho các vị gặp nhau một lần.

1-2 of 2