đăng 22:47 20 thg 11, 2011 bởi Người dùng không xác định
[
đã cập nhật 23:03 28 thg 12, 2011
]
Truy lại cội nguồn nền văn hóa tràTháng Tám 4, 2009 bởi khanhhoathuynga II.- Truy lại cội nguồn nền văn hóa trà Khởi đầu câu chuyện này xin nói về nước Đại Lý, lãnh thổ bao gồm tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tỉnh Tứ Xuyên ngày nay. Nước này còn chiếm một phần vùng thượng du miền Bắc Việt Nam và một phần lãnh thổ của Myanmar ngày nay. Trước khi thành lập nước Đại Lý, vùng đất này là của người Bạch và người Di, gồm 6 bộ tộc (gọi là chiếu) Mông Huề, Việt Thác, Lãng Khung, Đằng Đạm, Thi Lãng, Mông Xá, trong số đó Mông Xá là bộ tộc mạnh nhất nằm ở phía nam nên thường gọi là Nam Chiếu. Năm 737, thủ lãnh của Mông Xá là Bì La Cáp mượn thế lực của Đường Huyền Tông thống nhất các chiếu khác thành lập ra nước Nam Chiếu. Điều này có ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Trong khoảng năm Khai Nguyên (713-742) đời vua Huyền Tông nhà Đường, Nam Chiếu là Bì La Cáp cường thịnh lên, mà 5 chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan tiết độ sứ đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả 6 chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường thuận cho, và đặt tên là Qui Nghĩa. Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên, đem quân đi đánh Thổ Phồn (Tây Tạng)… Bấy giờ Nam Chiếu đã mạnh lắm, bèn xưng đế và đặt quốc hiệu là Đại Mông rồi lại đổi là Đại Lễ…” Triều đại này tồn tại đến năm 902, Đoàn Tư Bình nổi lên thành lập nước Đại Lý. Trong thời kỳ này nhà Đường có hai lần cử quân xâm chiếm 750 và lần sau vào năm 754, nhưng đều thất bại nặng nề để lại hai địa danh “Mồ Tướng” và “Mã vạn binh” vùng Vân Nam. Đại Việt Sử Ký nhiều đoạn cũng chép rằng vào thời kỳ này quân Nam Chiếu rất mạnh, nhiều lần xâm phạm Giao Châu[1] đang bị nhà Đường đô hộ, đánh qua Miến Điện (nay là Myanmar) và Tây Tạng; tứng chiếm Thành Đô của Trung Hoa. 


Vương Quốc Đại Lý tồn tại trên vùng đất này từ năm 937 cho đến năm 1253; kế tiếp nhau bởi 22 đời xưng đế, trong đó có nhân vật Đoàn Chính Thuần được Kim Dung hư cấu vào tiểu thuyết võ hiệp của mình. Sau năm 1253, Đại Lý mất vào tay Nguyên Mông nhưng dòng họ Đoàn vẫn cai trị vùng đất này với tước danh Tổng quản đến tận năm 1387 (vị tổng quản cuối cùng là Đoàn Thế) bị diệt dưới tay Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Nước Đại Lý đổi thành phủ Đại Lý, người Bạch và người Di nước lưu lạc xuống phương Nam. Một số thành các dân tộc người ở Việt Nam, Lào và Myanmar (như Thái Trắng, Thái Đen, Thái Đỏ, Lô lô, Nùng); một nhóm đông hơn di chuyển sâu về hướng Nam thành lập nước Thái Lan ngày nay. Bản đồ nhà Hán, nhà Đường và nhà Tống chưa hề nắm giữ vùng Tây Nam trung Quốc hiện nay, do vậy nói trà phát triển vào ba triều đại này chưa chính xác. Có một điểm như đã chứng minh trong sách này, người Trung Hoa thời xưa thường hay đi đó đi đây và ghi chép thành sách nên trà có thể biết đến nhưng chưa thành một văn hóa như thư tịch Trung Hoa đã nêu (không loại trừ huyền thoại hóa một số vấn đề). Ngôn ngữ dân tộc này dung là ngôn ngữ Tạng Miến, chứng tỏ họ có mối giao lưu lâu đời và gắn bó với Tây Tạng và Mieến điện (nay là Myanmar) - Truy về nguoồn gốc tập quán uống trà Câu chuyện này chỉ là cơ sở truy về nguồn gốc nền văn hóa trà. - Thứ nhất, như đã trình bày ở trên: ba triều đại Hán, Đường và Tống chưa hề nắm nguồn nguyên liệu trà là vùng Tây-Nam Trung Hoa hiện nay. Vùng lãnh thổ này là vương quốc Nam Chiếu – Đại Lý và phía tây vuơng quốc này là Đế quốc Tây Tạng còn hùng mạnh hơn. Đây lại là vùng núi non, thổ nghi thích hợp cho cây trà nhưng lại khó giao thông. Thêm nữa, lịch sử ba triều đại Hán-Đường và Tống không êm thắm với các bộ lạc và quốc gia vùng này nên việc người dân dùng la chuyển tải trà theo đường mòn trên núi (Trà Mã Cổ Đạo – 茶馬古道 – 618-907) là điều dễ hiểu. Sự kết thúc của con đường này vào năm 907 là điều tất yếu do sự sụp đổ của Nam Chiếu và hình thành Đại Lý hùng mạnh hơn, luôn đối đầu với Trung Hoa. Điều cho thấy người Trung Hoa thời đó chưa nắm được sản phẩm trà nên chưa hẳn đã hình thành văn hóa trà; và sự vận chuyển như thế chỉ đủ cung ứng cho vùng Hoa Nam ngày nay cũng khá rộng lớn và một lượng nhỏ cho triều đình. Cho nên văn hóa trà khởi nguồn có thể từ vùng Vân Nam – Tứ Xuyên ngày nay, lúc đó thuộc về Nam Chiếu – Đại Lý của hai dân tộc Bạch và Di. Vùng Hoa Nam được thừa hưởng nền văn hóa đó mà chủ yếu là giới thiền sư, đến đời Minh mới tràn về Hoa Bắc. Thời gian lan truyền trà vào Hoa Nam có thể vào thế kỷ thứ 7, cùng sự ra đời của Trà Mã Cổ Đạo, hay có thể sớm hơn khoảng 1-2 thế kỷ theo lối trao đổi hàng nhỏ lẻ. 
Nhà đường và nhà Tống cũng vươn về phía Nam nhưng theo hướng Đông, do đó cũng có thể tiếp xúc với trà. Tuy nhiên với sự tiếp xúc như vậy cho kết quả trà chỉ mới là mốt thời thượng của triều đình đóng kinh đô ở vùng Hoa Bắc, chứ chưa phổ cập trở thành nền văn hóa trà. Đó cũng là điều lý giải vì sao trà là món quà quí được hoàng đế Đường-Tống dùng để ban thưởng cho các sứ thần (như ban cho triều đình Nhật Bản, xem chương 1 “Trà nghi Nhật Bản”, quyển 3) và cũng chính vì sự ban thưởng đó trà lan qua Nhật và Hàn Quốc. - Thứ nhì, tư liệu về văn hóa trà Trung Hoa, tức khi trà thực sự trở thành một thành tố xã hội, có lẽ chỉ nên tính từ đời nhà Đường như nhiều chỗ trong cuốn sách này chứng minh. Tài liệu sớm nhất là cuốn Trà Kinh. Lục Vũ (733–804), tác giả cuốn Trà Kinh, người đất Cảnh Lăng, Hồ Bắc; theo bản đồ thì cặp sát Tứ Xuyên và Quý Châu (lúc đó thuộc Nam Chiếu). Vùng này giao lưu văn hóa nhiều đời với hai dân tộc Bạch và Di nên thiền sư cha nuôi của Lục Vũ là một trà nhân không phải là lạ, nhưng nói vin vào đó nói cả triều nhà Đường có văn hóa trà từ thời này là điều cần xét lại theo luận cứ lãnh thổ đã nêu ở trên. Lại nữa, tài liệu chép: ông viết cuốn Trà Kinh vào cuối đời (khoảng năm 780). Nhưng đó lại là cơ sở chứng tỏ các thiền sư miền Hoa Nam đã quen dùng trà như món nước uống trợ giúp khi thiền tập. Thiền sử Trung Hoa cũng cho thấy từ đời Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn trở về trước (đa số các tổ này người Hoa Bắc) không thấy nói gì về trà, nhưng đến đời Lục Tổ Huệ Năng (638-713), vốn người Lĩnh Nam – Hoa Nam, phát sinh ra nghi thức thiền sinh mỗi sáng uống trà trước bàn thờ Đạt Ma Tổ Sư. Từ đó sinh ra cái gọi là huyền thoại Sơ tổ Đạt Ma cắt mi mắt thành cây trà để người Trung Hoa xác tín với thế giới nước mình là cái nôi của văn hóa trà. Xét về niên đại, Lục Tổ Huệ Năng và Lục Vũ gần như sống cùng thời với nhau; càng cho thấy trà và Thiền Nam Tông đã gắn bó với nhau từ trước đó rồi, nhưng chỉ mới xâm nhập một ít vào triều đình nhà Đường và một số ít thiền sư Hoa Bắc (do mâu thuẩn giữa dòng Thiền Nam Tông của Huệ Năng và dòng Thiền Bắc Tông của Thần Tú). Thêm nữa, khi viết Trà Kinh Lục Vũ đã chán cảnh quan trường nên lui về Hoa Nam (Hồ Châu, Chiết Giang) ẩn cư cùng một số tao nhân mặc khách, nơi đây là một nơi xuất xứ của Trà. Các trước tác đời sau còn nói ông thường lui tới nông dân và những nhà làm trà để ghi chép. Trong cuốn sách này Lục Vũ có mô tả lối uống trà pha trộn nhiều phụ liệu như sữa, gừng, trần bì, hành, tỏi, … và muối. Đó là lối uống trà của người Bạch và người Di vùng Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên. Sau đò Lục Vũ cách tân chỉ giữ lại có muối vì một lẽ dễ hiểu các thứ kia không hợp với khẩu vị của thiền sư chúng có tính kích thích và hưng phấn (hành tỏi là thứ kiêng kỵ của thiền gia, gọi là ngũ vị tân). Sự cách tân cho phù hợp với Thiền Nam tông này mau chóng được vùng Hoa Nam tán thưởng và lan truyền đi. Dòng trà này theo thời gian ngược lên hướng bắc, còn dòng trà Đại Lý lan truyền quanh vùng mà chúng ta sẽ gặp ở các phong tục uống trà ở Thái Lan, Miến Điện, Tây Tạng, … được thuật lại ở chương 5 “Tập quán uống trà ở một số nước khác” của Quyển 3. Còn món trà sữa của Mông Cổ không phải do Trung Hoa truyền qua mà do các vua chúa Nguyên tôn sùng Mật tông Tây Tạng nên trà theo đường đó đi vào văn hóa Mông Cổ. Chúng ta ngày nay cũng có thể tìm ra dấu vết dòng trà Đại Lý qua tập quán uống trà cũa các dân tộc ít người ở miền Thượng Du Bắc Bộ Việt Nam, Thái Lan, Lào, Myanmar, Vân Nam, Tứ Xuyên, … sẽ tìm ra nhiều chứng minh bổ ích cho luận thuyết này. 
Chẳng hạn dân tộc Bạch vùng Vân Nam có tập tục gọi là “Bạch tộc tam đạo trà“: sau một tiết mục hát, múa truyền thống dân tộc là một tuần trà mời khách. Chén trà đầu (tuần trà thứ nhất) có vị thật đắng biểu trưng nỗi cay đắng, gian khổ trong cuộc sống; chén trà thứ hai lại thật ngọt tượng trưng cho thành công và hạnh phúc; chén trà thứ ba không đắng, không ngọt được gọi là chén trà “hồi quy” để hồi tưởng lại những gian khổ, vất vả cũng như hạnh phúc trong cuộc đời. Cách pha trà của họ cũng đặc trưng: lá trà non được hơ trên ngọn lửa cho đến khi biến thành màu vàng và tỏa hương thơm mới được cho vào ấm pha nước sôi để thật lâu cho ngấm trà, khi lá trà chìm hết mới rót ra thưởng thức. Khi uống trà họ còn lấy lá trà ra nhâm nhi, nếu thiếu điều này coi như vô lễ với khách (hoàn toàn trái ngược với văn hóa Hoa Bắc). Dĩ nhiên có người sẽ đặt vấn đề: đời Đường-Tống trà chưa phổ biến sao lại có nhiều sách viết về trà ra đời vào thời kỳ này. Rất có thể đây là một đặc điểm của Trung Hoa; nhiều nghiên cứu cho thấy rất nhiều kinh sách của Trung Hoa do người đời sau viết nhưng thác danh một nhân vật tên tuổi nào đó vào thời trước. Thần Nông Bản Thảo là một ví dụ. Cho nên, không thể không xem xét các tác phẩm viết về trà ghi niên đại Đường-Tống có phải viết vào đời nhà Minh không!? Câu hỏi này đặt ra vì ở quyển 3 tôi có chứng minh trong Đường Thi rất ít nói về trà so với rượu, trong khi các bộ tiểu thuyết đời Minh nói về trà thường hơn. Đời Đường-Tống khó tìm được một câu tha thiết với trà như câu của Tạ Triệu Triết đời Minh: “Ở trên đời có đói ăn thiếu mặc thì còn chịu nổi nhưng mà thiếu nước uống trà thì không sao chịu được“. Vấn đề là chỗ này. Tuy nhiên đứng về góc độ lịch sử, khi nhà Tống suy yếu rút về phía nam để phân tách Trung Hoa ra thành Bắc Kim và Nam Tống, thì nhà Nam Tống (1142-1279)[2] có thể tính là lúc khởi điểm của trà trong tầng lớp nho sĩ trí thức Trung Hoa (chứ không phải giới hạn trong một số trí thức quý tộc cung đình như trước kia). Một số tác phẩm chuyên khảo về trà có thể được viết từ thời Nam Tống nhưng gán ghép cho thời Bắc Tống (chẳng hạn tác phẩm Đại Quan Trà Luận đề danh Tống Huy Tông[3]). Giai đoạn này nhà Tống rời bỏ kinh đô ở Khai Phong cho nhà Kim và lui về nam lập kinh đô Nam Tống tại Hàng Châu[4], một vùng trà. Từ đây xuất hiện nhân vật Chu Hy, đã nâng lên hàng văn hóa như đã trình bày bài thơ của ông ở chương 5 “Thú chơi trà”, quyển 1. Do vậy cũng có thể nói văn hóa trà Trung Hoa bắt đầu manh nha từ đời Nam Tống nhờ có sự cọ sát và hỗn giao thực tiễn hai luồng tư tưởng triết học Bắc-Nam do sự di dời trung tâm tư tưởng và học thuật về Hàng Châu. Nhưng trà chỉ thật sự phổ cập ở khắp Trung Hoa bắt đầu từ thời Nguyên khi Đại Lý bị diệt và dòng họ Đoàn quy thuận, trà mới có cơ sở thông thương rộng hơn. Qua đời Minh (1368-1644), việc buôn bán trà trở nên rất thịnh vượng nên triều đình lập ra “Bộ Trà Mã” để quản lý và thu thuế, kết quả tất yếu của việc sáp nhập nước Đại Lý vào Đại Minh[5]. Trong bối cảnh đó nhiều tay bút bàn về trà sinh sôi nảy nở là điều tất yếu, và thường hay đề danh tính người đời trước để dễ thuyết phục người đọc (đời nhà Minh nổi tiếng nhiều ngụy tác). Tuy vậy để xuất khẩu trà quy mô phải đợi đến khi kỹ thuật canh tác phát triển và trà được trồng nhiều ở các vùng như Hồ Nam, Hồ Bắc, Chiết Giang, Giang Tô, Lãnh Nam, Kinh Tương, Phúc Kiến, nghĩa là khó sớm hơn thế kỷ 14[6]. Như vậy, Con Đường Tơ Lụa mà người Trung Hoa thường nêu ra để chứng minh trà từ Trung Hoa truyền sang các nước phía tây thiếu luận cứ chính xác. Ở chương 5 “Tập quán uống trà ở một số nước khác”, quyển 3, cho thấy con đường du nhập trà vào các nước phía tây Trung Hoa không như tài liệu xưa nay chúng ta lầm tưởng và dấu ấn văn hóa trà của Trung Hoa ở đó rất mờ nhạt, nếu không muốn nói không có. Nếu Trung Hoa cho rằng Vân Nam – Tứ Xuyên ngày nay là của Trung Quốc nên nguồn gốc từ Trung Quốc mà ra; chúng ta cũng có thể nói vùng Thượng Du Bắc Việt Nam ngày nay của Việt Nam xưa thuộc Đại Lý, vậy Việt Nam cũng là cái nôi của thế giới. Theo tôi điều này không hay ho chút nào. Hãy như người Việt, cứ để nền văn hóa Óc Eo là tài sản của vương quốc Phù Nam, Tháp Chàm của người Chăm, … chứ không nhận bừa của người Việt. Tương tự, cội nguồn của trà là người Đại Lý, một vương quốc cổ nay không còn nữa. Và có thể các nhóm dân tộc dùng ngôn ngữ Tạng-Miến như người Thái vùng Tây-Bắc miền Bắc Việt Nam là một thành tố đại diện còn tồn tại đến ngày nay. Nghiên cứu về văn hóa nên lấy mốc từ khi một sự kiện trở nên phổ quát và đi vào tư tưởng, chứ không nên vin vào một vài chứng cứ vật thể nhỏ để khẳng định đã có một nền văn hóa. Cũng như khi cắm ngọn cờ trên mặt trăng không thể khẳng định con người đã sống trên mặt trăng vào thời điểm đó. Chính trị và văn hóa khác biệt nhau ở chỗ này. - Văn hóa trà Việt Nam xuất phát từ vùng Tây-Bắc miền Bắc Việt Nam Còn đối với Việt Nam, các chứng cứ cho thấy trà là cây bản địa, nhưng chứng minh người Việt biết uống trà từ bao giờ và phong cách uống trà của người Việt hình thành từ bao giờ quả là câu hỏi hóc búa. Nhiều khả năng tập quán uống trà của người Việt là tự có hay khởi sinh từ sự giao lưu giữa người Việt với các dân tộc thuộc Nam Chiếu – Đại Lý xưa kia. Ở đây muốn nhấn mạnh là sử liệu không có dấu vết gì chứng minh tập quán uống trà và giống trà do người Trung Hoa đem qua Việt Nam cả. Nếu có chắc hẳn sử Trung Hoa đã có ghi như từng ghi những kỹ thuật truyền bá qua Việt Nam. Một số cơ sở cho thấy có sự giao lưu văn hóa trà và các dân tộc này như sau: - Một phần lãnh thổ miền Bắc Việt Nam ngày nay (vùng thượng du) xưa kia là lãnh thổ nước Đại Lý[7], sự giao lưu giữa các dân tộc hẳn nhiên là có. Như trên đã nói nước này theo Phật giáo Mật tông; và các thiền sư Việt Nam thời đầu Công nguyên đều có dấu ấn Mật tông hơn là Thiền Nam Tông. Như truyện Từ Đạo Hạnh đi đến xứ Kim Xỉ Man (mọi răng vàng) để học phép thuật về trả thù cho cha; tiến sĩ thiền sư Lê Mạnh Thát chú: “phần đất ấy thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Xem Nguyên sử 16 tờ 8a4. Gọi là Mọi Răng Vàng vì dân tộc ấy dùng vàng lá mà trang sức răng mình, “khi ăn thì lấy ra”. Họ có nhiều giống, mà Tân Đường Thư 222 hạ tờ 15b-16a liệt ra như giống Tú Cước, giống Tú Diện, giống Điêu Đề, giống Xuyên Tỷ. An Nam Chí Lược 1 tờ 19 nói: “Đà Giang Lộ tiếp giáp với Kim Xỉ”. Kim Xỉ đây đương nhiên là Kim Xỉ Man.”. Trong bài viết tựa đề “4.000 năm Văn hiến” giáo sư Nguyễn Đăng Thục có trích dẫn sách “Hoa Dương Quốc Chí, q.3 Thục Chí” của Trung Hoa rồi diễn giải: “Vân Nam với Bắc Việt liền tiếp với nhau, từ thời cổ xưa hai miền giao thông rất thịnh, cho nên thời cổ sự giao thông giữa Tứ Xuyên với Bắc Việt chắc hẳn là tấp nập.”
- Lối nấu trà xanh Việt Nam (trà tươi) có thêm gừng đã nói ở chương 3 “Danh trà” là dấu vết của giao lưu văn hóa trà này. Vùng Thanh Hóa[8] xưa kia có loại trà Bạng với cách chế biến gần giống trà bánh của vùng Vân Nam. Đến đầu thế kỷ 20, trà nổi danh vẫn là trà Mạn Hảo (một địa danh ở Vân Nam) cho thấy một mối giao lưu trà và “gu” uồng trà với vùng này và Việt Nam có truyền thống lâu đời.

Nhìn theo góc độ này dòng trà Việt Nam kết tinh từ sự giao lưu với vùng Tây-Nam Trung Hoa (nói cụ thể là với Nam Chiếu – Đại Lý), và có thể cùng vùng này là nơi khởi sinh nền văn hóa trà đầu tiên trên thế giới ở Tây Bắc miền Bắc Việt Nam. Cũng có thể nói người Việt ít nhất biết dùng trà trễ nhất là thế kỷ thứ 4-5 hình thành nền văn hóa trà hoàn thiện và rực rỡ vào thế kỷ 10-12 (đời Lý-Trần). Đứng trên góc độ lịch sử, người Bạch và người Di từ vùng Vân Nam di cư vào vùng Tây-Bắc Việt Nam cũng có những cứ liệu khá chính xác. Trong tác phẩm “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam” Cẩm Trọng viết: “Từ những tư liệu trên có thể nhận định tổng quát về nhóm Thái Trắng ở Miền Bắc – Tây Bắc là một nhóm người Thái sau khi tách khỏi nhóm tộc gốc (người Tày cổ) đã gia nhập nhóm ‘Bạch’ gồm các tộc thiểu số, đặc biệt là các tộc người trong nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến cư trú ở miền thượng Sông Đà, sông Nậm Na. Quá trình họ gia nhập nhóm ‘Bạch’ cũng là quá trình tổ tiên họ di cư đến ở caá thung lũng Mường Lay, Mường Tè và Phong Thổ trong khoảng những năm đầu thiên niên kỷ I Công Nguyên. Sau khi đã ổn định nơi cư trú ở các vùng thung lũng đó, có những bộ phận họ lại chuyển dịch theo các con suối và sông Đà tiến sâu hơn nữa xuống phía nam Tây-Bắc và các vùng lân cận khác ở nước ta ” và nêu luận điểm các dân tộc này vào thế kỷ thứ 7 và thứ 8 đã hùng cứ vùng Lai Châu và Vân Nam, thời điểm cực thịnh của nước Nam Chiếu. Và viết trước đó có giới thiệu: “Đời Trần, toàn vùng tây Bắc là lộ Quy Hóa, lộ Đà Giang. Quê hương của người Thái chủ yếu nằm ở lộ Đà Giang. Đến đời Hồ thì đổi thành trấn Thiên Hưng. …. Từ đời Lê (Hậu Lê) về sau, Tây Bắc được gọi là Hưng Hóa” Nhưng trước khi Việt Nam giành được độc lập đối với Phương Bắc, người Thái ở vùng Tây Bắc đã hình thành và tương đối có quyền tự trị so với Trung Hoa, Cẩm Trọng viết: “Thời kỳ nước ta bị phong kiến Phương Bắc thống trị, miền Tây-Bắc sẵn vị trí vô cùng hiểm trở, con người ở đây dũng cảm, bất khuất, kẻ thù đã nhiều lần dùng vũ lực đàn áp, khuất phục, nhưng rốt cuộc vẫn nằm ngoài vòng cương tỏa của chúng. Điều phán đoán này đã chứng tỏ qua sự thú nhận của viên thái thú Đào Hoàng (thời Tam Quốc): ‘Đất ấy là đất hiểm trở, người Di, Lảo[9] hung bạo trải nhiều đời không phục” Đến đời nhà Trần tuy quy thuận Việt Nam nhưng thực sự các vua Trần vẫn để tự trị và nhiều lần gã công chúa để kết tình giao hảo. Trong cuốn Dư Địa Chí[10] phần chú của Lý thị có viết: “Tuyên, Hưng, Lạng, Thái, Cao Bằng là 5 lộ ở miền Thượng Du, hiểm trở đảng cậy, rắn rết, ma quỷ thường làm tai quái cho người, thủy thổ độc dữ hay làm bệnh tật cho người; thế mà nam tử phụ đạo vẫn không bỏ lễ phiên thần” cho thấy một khoảng thời gian dài trong lịch sử vùng đất này là phiên thuộc chứ không là châu huyện của Việt Nam. Qua đến đời Lê quan lại Việt Nam mới từng bước cai quản miền đất này, nhưng vẫn chưa hoàn toàn cai trị vì trong Dư Địa Chí Nguyễn Trải từng viết: “…đó là phên giậu thứ hai ở phía tây.” Đến thời Nguyễn mới thực sự trực thuộc Triều Đình Huế, nhưng ngay sau đó trao cho Pháp quyền bảo hộ. Cuộc di cư này chắc chắn du nhập vào vùng đất mới phong tục tập quán của họ, trong đó có tập quán uống trà. ***** Vậy tại sao ngày nay khi nói đến trà người ta nghĩ ngay đến Trung Hoa và Nhật Bản. Đó là vì họ có phương thức truyền bá tư tưởng tốt: người Trung Hoa bằng các huyền thoại và cửa miệng các Hoa Kiều (chưa kể ngụy thư đời sau viết gán cho người đời trước để làm chứng cứ giả tạo); người Nhật có tác phầm Book of the Tea[11] của Okakura Kakuzo gây tiếng vang trên thế giới và gây tò mò người Phương Tây nơi nghi thức trà của họ vừa cầu kỳ vừa thoang thoảng kỳ bí. Theo ông Đỗ Ngọc Quỹ nói về cuộc tranh luận về quê hương cây trà đã kéo dài trên hai thế kỷ: Năm 1951 Đào Thừa Trân, một học giả Trung Quốc, đã sắp xếp các cuộc tranh luận đó thành 4 học thuyết: thuyết Trung Quốc, thuyết ấn Độ, thuyết hai nguồn gốc và thuyết chiết trung (đứng giữa). [Khanhhoathuyngashop’s blog]. Ở đây cũng vậy, xin nhấn mạnh chỉ là một giả thuyết chứ không mang tính khẳng định. Nhưng nếu đúng thì cội nguồn văn hóa trà là của người Bạch và người Di, tổ tiên của người Thái ngày nay. Văn hóa trà của Trung Hoa là sự vay mượn rồi thôn tính luôn.
[1] Theo nhận định của Đào Duy Anh trong Đất nước Việt Nam qua các đời(NXB Văn hóa Thông tin, 2005) dựa vào các sách cổ thì Giao Châu phủ kín đất Bắc Bộ ngày nay, trừ vùng thượng lưu sông Đà và thượng lưu sông Mã, đồng thời ăn sang cả vùng tây nam Quảng Tây (Trung Quốc) ngày nay. Do vậy giả thuyết Đại Lý bao gồm cả vùng thượng du Bắc Việt không phải thiếu cơ sở. [2] Trước đó Đinh Liễn còn cống trà như món hang hoá quý. [3] Chính sử chỉ ghi chép vua Huy tông thích uống trà và thường mở tiệc trà thưởng quần thần hay ban trà cho sứ thần. Nhờ vậy trà lan truyền qua Nhật Bản và Hàn Quốc bằng con đường ngoại giao, cũng chứng tỏ trà vào thời này là thức uống quý hiếm. Nhưng chúng minh Tống Huy Tông là người sành điệu trà viết thành cuốn Đại Quan Trà Luận còn cần nhiều dữ liệu thuyết phục hơn vì sử chẳng hề ghi chính tay vua pha trà. Có thể trong triều có một vị quan giỏi về pha trà. [4] Phái lý học Tống Nho ra đời một phần do hoàn cảnh lịch sử dời kinh đô về phía nam của nhà Nam Tống, có dịp cho trí thức Nho giáo cọ sát với dòng tư tưởng Lão Trang của Hoa Nam. Tống Nho hay gọi theo phương tây là Tân Nho giáo mang một sắc thái dân chủ và phóng khoáng hơn Hán Nho. [5] Lấy làm quận huyện chgu71 không còn cho tự trị như nhà Nguyên nữa. [6] Cuối đời Nam Tống, tức sắp bước qua nhà Nguyên, giới trí thức Trung Hoa mới xuất hiện một danh nho tự lấy hiệu là Trà Tiên (茶仙) khi đã xế chiều, người đó là Chu Hy. Truy cho tường Tận, Chu Hy tuy người quê quán Vụ Nguyên nhưng sinh đẻ ở Phúc Kiến (Hoa Nam), ông sống gần 40 ở vùng trà Vũ Di Sơn, lý học của ông in đậm dấu vết của Lão Giáo và Phật Giáo. Như vậy đến cuối đời Năm Tống trà vẫn là nền văn hóa riêng của vùng Bách việt Hoa Nam. [7] Dư Địa Chí của Nguyễn Trải cũng viết: Hưng Hóa xưa thuộc bộ Tân Hưng, ở thời Hán là Nam Trung. Mạnh Hoạch chống cự với Khổng minh ở đấy. Phía Tây giáp Vân Nam, phía Tây giáp Sơn Tây, phía Bắc và phía Nam giáp Tuyên, Nghệ. [Nguyễn Trải Toàn Tập – NXB Khoa Học Xã Hội 1978 – Trg 227]. Chứng tỏ vào thời Tam Quốc đất nước chúng ta không rộng về phía Thượng Du bắc Việt, vì lúc đó chúng ta thuộc Đông Ngô và Mạnh Hoạch không là người Việt. [8] Trong bài Giới thiệu đề tháng 1-1978 in trong cuốn “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, Bế Viết Đằng (lúc đó là Viện phó Viện Dân Tộc Học) có viết: “…; chính từ đó xưa kia một bộ phận họ (tức người Thái) đã đến các vùng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh làm ăn sinh sống …” Truyền thống trà truyền vào vùng Thanh Hóa cũng có thể do dòng di cư này. [9] Người Hán vùng cận Vân Nam quen gọo caá dân tộc Hà Nhì, Lô-lô (nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến) là người Di và gọi người Thái (cũng nói ngôn ngữ Tạng Miến) là là người Lảo (nói chệch từ người Lự) và nay gọi là ngừơi Bạch hay Bạch y (Thái trắng). Di vào Bạch là hai dân tộc hiện sống ở Vân Nam. [10] Sách này còn có tên là An Nam Vũ Cống. Tài liệu sử dụng trích từ cuốn Nguyễn Trải Toàn Tập. Trích dẫn này nằm ở trang 228. [11] Tương tự cuốn Thiền Luận của Daisetz Teitaro Suzuki, qua tác phẩm này thế giới dùng chữ “zen” của Nhật để dịch chữ thiền Trà thư – Đức Chính biên soạn |
đăng 16:59 20 thg 11, 2011 bởi Người dùng không xác định
[
đã cập nhật 23:05 28 thg 12, 2011
]
Thiên long bát bộ (chữ Hán giản thể: 天龙八部, chính thể: 天龍八部, latin hóa:
Tiān Lóng Bā Bù) là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung.
Tác phẩm được bắt đầu được đăng trên Minh báo ở Hồng Kông và Nam Dương thương báo ở Singapore vào
ngày 3 tháng 9 năm 1963, liên tục trong 4 năm[1].
Đây là tác phẩm viết với thời gian lâu nhất và cũng là tác phẩm dài nhất của Kim Dung (gần
hai triệu chữ)[1].
Nội dung tác phẩm thấm đượm tinh thần Phật giáo mà Kim Dung vốn
ngưỡng mộ, tiếng nói của Phật giáo trong tác phẩm vừa dịu dàng sâu lắng vừa
thật hiển minh, quán xuyến từ đầu chí cuối tác phẩm[1]. Có
thể nói Thiên long bát bộ là tác phẩm vĩ đại nhất của nhà văn Kim Dung.
Thiên long bát bộ cũng đã được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều lần bởi cả các nhà
sản xuất Trung Hoa đại lục và Hồng Kông.
Tựa đề của Thiên Long bát bộ xuất phát từ kinh Phật, nói về cái phức tạp và đa dạng của con người trong
xã hội. Đó là tám loại phi nhân có sức mạnh hơn người nhưng
không phải là người: Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn
Na La, Ma Hầu La Gia. Tám loài này do Thiên và Long đứng đầu nên gọi là Thiên
Long bát bộ.
1. Thiên: là thiên thần (Deva),
đứng đầu bởi Đế Thích.
Thiên thần trong Phật giáo vẫn còn trong cõi sinh tử, có sống có chết, có tất cả
mười hai thiên thần quan trọng nhất tượng trưng cho tám hướng và bốn tinh thể của vũ trụ: mặt trời, mặt trăng, bầu trời và mặt đất
2. Long:
là rồng (Naga)
nhưng không có chân, trông giống như một con mãng xà lớn, là chúa tể các loài
trong nước. Kinh Phật kể rằng một con rắn tên là Mucilinda da cuộn thành một
cái tàn che cho đức Phật nhập định trong một cơn giông bão.
3. Dạ Xoa: (Yaksha)
quỷ thần (thần ăn
được quỉ), có thể tốt hoặc xấu. Dạ Xoa Bát Đại
Tướng có nhiệm vụ bảo hộ chúng sinh
4. Càn Thát Bà: (Gandharva) nhạc thần thân thể tỏa mùi thơm, phục
thị Đế Thích, không ăn thịt, không uống rượu
5. A Tu La: (Asura)
đại diện tính xấu xa của con người
6. Ca Lâu La: (Garuda) chim đại bàng cánh
vàng đầu có một cái bướu to gọi là Như Ý Châu, tiếng kêu bi thảm, được người
Trung Hoa bản địa hóa thành Đại Bàng Kim Sí Điểu. Ca Lâu La thích ăn rồng, khi
chết chất độc xông lên cháy tiêu thành tro, chỉ còn một trái tim xanh biếc
7. Khẩn Na La: (Kinnara)
nhạc thần của Đế Thích, đầu có sừng, giỏi múa hát
8. Ma Hầu La Gia: (Mahoràga)
là thần rắn, mình người đầu rắn
Thiên long bát bộ có 50 hồi, tên các hồi hợp lại thành 5 bài từ,
mỗi bài từ bao gồm tên của 10 hồi.
Thiếu niên du (少年游)
Nguyên văn chữ Hán
青衫磊落險峰行
玉壁月華明
馬疾香幽
崖高人遠
微步轂紋生
誰家子弟誰家院
無計悔多情
虎嘯龍吟
換巢鸞鳳
劍氣碧煙橫
|
Phiên âm Hán Việt
Thanh sam lỗi lạc hiểm phong hành
Ngọc bích nguyệt hoa minh
Mã tật hương u
Nhai cao nhân viễn
Vi bộ cốc văn sinh
Thùy gia tử đệ thùy gia viện
Vô kế hối đa tình
Hổ khiếu long ngâm
Hoán sào loan phượng
Kiếm khí bích yên hoành
|
Tô mạc già (蘇幕遮)
Nguyên văn chữ Hán
向來痴
從此醉
水榭聽香 指點群豪戲
劇飲千杯男兒事
杏子林中 商略平生義
昔時因
今日意
胡漢恩仇 須傾英雄淚
雖萬千人吾往矣
悄立雁門 絕壁無餘字
|
Phiên âm Hán Việt
Hướng lai si
Tòng thử túy
Thủy tạ thính hương chỉ điểm quần hào hý
Kịch ẩm thiên bôi nam nhi sự
Hạnh tử lâm trung thương lược bình sinh nghĩa
Tích thời nhân
Kim nhật ý
Hồ Hán ân cừu tu khuynh anh hùng lệ
Tuy vạn thiên nhân ngô vãng hỹ
Thiểu lập Nhạn Môn tuyệt bích vô dư tự
|
Phá trận tử (破陣子)
Nguyên văn chữ Hán
千里茫茫若夢
雙眸粲粲如星
塞上牛羊空許約
燭畔鬢雲有舊盟
莽蒼踏雪行
赤手屠熊搏虎
金戈蕩寇鏖兵
草木殘生顱鑄鐵
蟲豸凝寒掌作冰
揮灑縛豪英
|
Phiên âm Hán Việt
Thiên lý mang mang nhược mộng
Song mâu xán xán như tinh
Tái thượng ngưu dương không hứa ước
Chúc bạn mấn vân hữu cựu minh
Mãng thương đạp tuyết hành
Xích thủ đồ hùng bác hổ
Kim qua đãng khấu ao binh
Thảo mộc tàn sinh lô chú thiết
Trùng trãi ngưng hàn chưởng tác băng
Huy sái phược hào anh
|
Động tiên ca (洞仙歌)
Nguyên văn chữ Hán
輸贏成敗 又爭由人算
且自逍遙沒誰管
奈天昏地暗 斗轉星移
風驟緊 縹緲峰頭雲亂
紅顏彈指老 剎那芳華
夢裡真 真語真幻
同一笑 到頭萬事俱空
糊塗醉 情長計短
解不了 名韁繫嗔貪
卻試問 幾時把痴心斷
|
Phiên âm Hán Việt
Thâu doanh thành bại hựu tranh do nhân toán
Thả tự tiêu dao một thùy quản
Nại thiên hôn địa ám Đẩu chuyển tinh di
Phong sậu khẩn Phiêu Diểu phong đầu vân loạn
Hồng nhan đạn chỉ lão sát na phương hoa
Mộng lý chân chân ngữ chân ảo
Đồng nhất tiếu đáo đầu vạn sự câu không
Hồ đồ túy tình trường kế đoản
Giải bất liễu danh cương hệ sân tham
Khước thí vấn kỷ thời bả si tâm đoạn
|
Thủy long ngâm (水龍吟)
Nguyên văn chữ Hán
燕雲十八飛騎 奔騰如虎風煙舉
老魔小醜 豈堪一擊 勝之不武
王霸雄圖 血海深恨 盡歸塵土
念枉求美眷 良緣安在
枯井底 污泥處
酒罷問君三語
為誰開 茶花滿路
王孫落魄 怎生消得 楊枝玉露
敝屣榮華 浮雲生死 此身何懼
教單於折箭 六軍辟易 奮英雄怒
|
Phiên âm Hán Việt
Yên Vân thập bát phi kỵ bôn đằng như hổ phong yên cử
Lão ma tiểu xú khởi kham nhất kích thắng chi bất võ
Vương bá hùng đồ huyết hải thâm hận tận quy trần thổ
Niệm uổng cầu mỹ quyến lương duyên an tại
Khô tỉnh để ô nê xứ
Tửu bãi vấn quân tam ngữ
Vị thùy khai trà hoa mãn lộ
Vương tôn lạc phách chẩm sinh tiêu đắc dương chi ngọc lộ
Tệ tỉ vinh hoa phù vân sinh tử thử thân hà cụ
Giáo đơn vu chiết tiễn lục quân tích dịch phấn anh hùng nộ
|
Kim Dung đã chỉnh sửa truyện này 3 lần, lần gần nhất là vào năm 2009[cần dẫn nguồn]. Có tổng cộng 50
hồi.
Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa nhiều nhân vật đến
từ nhiều nước khác nhau: Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc. Với tác phẩm này, Kim Dung muốn
nói đến mối quan hệ nhân - quả giữa chính bản thân các nhân vật với gia đình,
xã hội, dân tộc, đất nước. Câu truyện xảy ra vào thời Bắc Tống và
còn bao gồm các cuộc chiến tranh giữa nhà Tống, Đại Lý, Đại Liêu, Thổ Phồn và Tây Hạ.

Đoàn Dự
Đoàn Dự cũng là một trong 3 nhân vật nam chính
trong truyện Thiên long bát bộ của Kim Dung,
là vương tử nước Đại Lý,
dáng vẻ thư sinh, tính hay si, sùng đạo Phật, ghét bạo lực, thẳng thắn, nhiều khi hơi gàn. Không
chịu học võ nhưng nhờ cơ duyên may mắn nên học được Bắc Minh Thần Công có thể
hút công lực của người khác, lục mạch thần chỉ nhưng không biết sử dụng nên lúc
dùng được lúc dùng không được, Lăng Ba Vi Bộ di chuyển khinh công lẹ làng. Trên
đường đi du ngoạn giang hồ chàng đã kết nghĩa huynh đệ lần lượt với Tiêu Phong
và Hư Trúc.
Nhân vật Chính diện
§ Kiều Phong (乔峰) -
sau này được gọi là Tiêu Phong. Giới giang hồ còn gọi là "Bắc Kiều
Phong". Kiều Phong là một người có võ công rất
cao cường và đã từng là bang chủ Cái Bang.
§ Đoàn Dự (段誉) -
hoàng tử Đại Lý, anh em kết nghĩa của Tiêu Phong và Hư
Trúc, vô tình luyện được chỉ pháp Lục Mạch Thần Kiếm vô cùng lợi hại.
§ Hư Trúc (虚竹) -
đầu tiên là một hòa thượng chùa Thiếu Lâm có lòng thương người nhưng
về sau cũng đạt được nhiều trình độ cao và trở thành chưởng môn của phái Tiêu Dao.
§ Vương Ngữ Yên (王語嫣) -
một cô nương xinh đẹp. Đầu tiên nàng chỉ yêu Mộ Dung Phục nhưng rồi trở thành
vợ Đoàn Dự vì Mộ Dung Phục chỉ lo nghĩ đến phục hồi Đại Yên.
§ A Châu -
người con gái duy nhất mà Kiều Phong yêu quý nhưng để cứu cha nên nàng đã giả
trang thành cha mình và đã không may bị Kiều Phong lỡ tay đánh chết. Nhà thơ
dịch giả Nguyễn Tôn Nhan cảm khái A Châu:
"Linh hồn thục nữ bao dung
Nhạn môn quan hẹn mộng trùng lai xưa
Lệ thương biết mấy cho vừa"
§ A Tử - em ruột của A Châu nhưng khác
hẳn chị, tính tình nghịch ngợm, độc ác vì từ nhỏ cô đã sống cùng với Tinh Tú Lão Quái của
phái Tinh Tú. Trước khi chết A Châu nhờ Tiêu Phong chăm
sóc cho A Tử, A Tử rất yêu Tiêu Phong nhưng
Tiêu Phong chỉ coi cô ấy như một người em.
Nhân vật Phản diện
§ Mộ Dung Phục - hay
còn được gọi là "Nam Mộ Dung". Hắn là dòng dõi người Tiên Ti,
người kế tiếp ngôi vị của triều đại Hậu Yên đã
bị sụp đổ. Hắn tìm mọi cách để khôi phục triều đại của mình. Cuối cùng hắn trở
nên điên mà luôn mơ tưởng là mình là hoàng đế.
- Du Thản Chi -
hay còn được gọi là "Thiết Sửu"(Hề Sắt) - cha hắn đã bị Kiều
Phong đánh chết trong cuộc đại chiến tại Tụ Hiền Trang. Hắn yêu A Tử và
luôn phục tùng nàng. Hắn đã đeo mặt nạ để làm vui nàng, cho nàng đôi mắt.
Nhưng những điều hắn làm đã không được đền đáp. Nhà thơ dịch giả Nguyễn
Tôn Nhan cảm khái Du Thản Chi:
"Cuồng điên máu lệ tình câm
Bước chân A Tử xa xăm muôn trùng
Bóng chiều quan ải mông lung"
§ Cưu Ma Trí - một hòa thượng nước Thổ
Phồn, bằng hữu của Mộ Dung Bác. Hắn lúc nào cũng muốn được học các bí kíp võ
công cao siêu. Hắn được Mộ Dung Bác, sau khi đã lén lấy đi và học các bí kíp
trong chùa Thiếu Lâm, truyền lại cho hắn. Cuối truyện hắn bị tẩu hỏa nhập ma vì
chỉ học phần ác mà không học phần thiện của các môn võ công đó. Hắn đã may mắn
thoát chết khi Đoàn Dự hút hết nội công.
§ Đinh Xuân Thu - một
đồ đệ phản bội của Tiêu Dao phái. Hắn rất giỏi dùng độc dược và đã vô tình làm
mù A Tử khi đánh nhau với Mộ Dung Phục. Cuối cùng bị Hư Trúc Chưởng môn nhân
phái Tiêu Dao trừng phạt.
§ Mộ Dung Bác - cha của Mộ Dung Phục, người đã giả
chết để trốn vào chùa Thiếu Lâm lén học các bí kíp võ công. Chỉ có nhà họ Đoàn
và nhà sư quét rác biết hắn vẫn còn sống.
[sửa]Đoàn Chính Thuần và vợ
con
Đoàn Chính Thuần đã có nhiều cuộc tình vụng trộm và có nhiều con
mà không hay biết. Để rồi hóa ra người yêu của Đoàn Dự lại là anh em cùng cha
khác mẹ (nhưng thật ra cuối truyện Đoàn Dự chỉ là con hờ của Đoàn Chính Thuần) Đoàn Chính Thuần - cha (hờ) của Đoàn Dự,
em trai của hoàng đế Đại Lý đương triều. Tất cả người tình của Đoàn Chính Thuần
cuối truyện bị Mộ Dung Phục giết chết và rồi ông cũng tự tử theo.
§ Vợ:
- Đao Bạch Phượng -
mẹ của Đoàn Dự. Vì ghen ghét Đoàn Chính Thuần có nhiều người tình, bà
cũng ngoại tình với Đoàn Diên Khánh, và Đoàn Dự là kết quả của chuyện
này, sau khi Đoàn Chính Thuần chết bà cũng tự tử theo.
- Vương Lan Hoa -
mẹ của Vương Ngữ Yên. Bà là
con gái của Lý Thu Thủy và chưởng môn phái Tiêu Dao-Vô Nhai Tử; họ Vương
là họ của chồng bà.[2]
- Cam Bảo Bảo -
mẹ của Chung Linh.
- Tần Hồng Miên -
mẹ của Mộc Uyển Thanh.
- Nguyễn Tinh Trúc -
mẹ của A Châu và A Tử.
- Mã Phu Nhân -
(Khang Mẫn). Bà không có con và cũng là một người tình độc ác của Đoàn
Chính Thuần. Bà đã mưu sát chồng mình là Mã Đại Nguyên, phó bang chủ của
Cái Bang vì chồng không chịu tiết lộ bí mật của Tiêu Phong và sau này bà
ta cho biết bà ta làm điều đó chỉ vì Tiêu Phong không thèm ngắm nhìn
mình.
§ Con:
- Vương Ngữ Yên (bản
sửa chữa trước là Vương Ngọc Yến)- Nàng mới 16 tuổi nhưng được coi là
bách khoa toàn thư về võ thuật. Nàng nhớ tất cả các chiêu thức võ công,
cách sử dụng. Nàng được xem là đẹp nhất trong Thiên Long Bát Bộ.
- Chung Linh - Có
thể coi là người ngây thơ, dễ thương nhất trong các con của Đoàn Chính
Thuần.
- Mộc Uyển Thanh - con lớn nhất của
Đoàn Chính Thuần, xinh đẹp, võ công cao, nghi ngờ đàn ông và tính tình có
phần đanh đá. Đoàn Dự là người đàn ông đầu tiên được nàng cho xem mặt.
Trong lần sửa đổi mới đây của Kim Dung vào năm 2008 chàng lấy Mộc Uyển
Thanh làm hoàng hậu. Con cháu hai người sau này có Đoàn Trí Hưng,là nhân
vật xuất chúng, một trong "Thiên hạ ngũ tuyệt" hiệu là Nam đế,
trong Xạ điêu tam bộ khúc của nhà văn Kim Dung.
- A Châu -
người dịu hiền nhất trong số các con của Đoàn Chính Thuần. Nàng là người
yêu và được Kiều Phong yêu, có tài cải trang rất giỏi. Chỉ vì lời vu oan
của Mã Phu Nhân mà nàng đã giả trang để cứu cha rồi chết dưới tay chính
người yêu mình, Kiều Phong.
- A Tử - Em gái của A Châu, tuy
rất xinh đẹp nhưng tính tình hoàn toàn ngược lại chị A Châu của mình,
bướng bỉnh và độc ác. Rất yêu đến mức mù quáng Kiều Phong mà không hề để
ý gì đến mối tình của Du Thản Chí
Đoàn Diên Khánh
Nguyên là thái tử của nước Đại Lý. Có một lần, gian thần phản loạn
Cao Thăng Thái đã tiếm ngôi, giết chết vua Đại Lý. Đoàn Diên Khánh bị nạn, tuy
không chết nhưng đã trở thành kẻ tàn phế nhưng võ công và nội công vẫn còn.
Là
một nhân vật trong tiểu thuyết "Thiên Long Bát Bộ" của nhà văn Kim Dung.Nguyên là thái tử của
nước Đại Lý. Có một lần, gian thần phản loạn Cao Thăng Thái đã tiếm ngôi, giết
chết vua Đại Lý. Đoàn Diên Khánh bị nạn, tuy không chết nhưng đã trở thành kẻ
tàn phế nhưng võ công và nội công vẫn còn. Một đêm, Đoàn Diên Khánh lê đến chùa
Thiên Long Tự xin các vị sư cứu giúp, nhưng các vị sư thấy y liền tưởng đó là
một kẻ ăn mày nên đuổi đi. Cũng trong đêm đó, ông gặp Đao Bạch Phượng, vợ của
Đoàn Chính Thuần.Lúc này Đao Bạch Phượng giận chồng mình vì đã lăng nhăng với
nhiều người đàn bà nên đã thề rằng bà sẽ trao thân cho kẻ ti tiện nhất, bẩn
thỉu nhất trong thiên hạ. Và hai người đó đã trải qua một đêm mây mưa. Hôm sau
Đao Bạch Phượng trở về vương phủ. Còn Đoàn Diên Khánh thì lưu lạc khắp thiên
hạ, về sau tới Tây Hạ, làm cho Nhất Phẩm Đường, lập ra nhóm "Tứ Đại Ác
Nhân".Ông có võ công cao nhất đứng đầu nhóm này, ngoài ra còn có Diệp nhị
nương, Nhạc lão tam, Vân lão tứ. Mười mấy năm sau, y cùng với ba kẻ kia tới Đại
Lý, biết được Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh là anh em ruột, liền bày kế bắt cóc và
đem giam ở Vạn Kiếp Cốc. Y lừa Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh uống Âm Dương Hoà Hợp
Tán, một loại xuân dược kích thích tình dục, muốn hai người đó loạn luân nhằm
bêu riếu hoàng gia họ Đoàn, và nhận thể đòi lại ngôi báu cũ (lúc này Đoàn Chính
Minh đang làm vua Đại Lý). Nhưng nhờ Đoàn Dự nghị lực cao cường nên cuối cùng
âm mưu đó không thực hiện được. Sau đó Diên Khánh cùng Nhất Phẩm Đường đi bắt
các cao thủ Cái Bang, mục đích thâu tóm giang hồ, nhưng âm mưu này cũng không
thực hiện được. Về sau y lập âm mưu mới nhằm bắt Đoàn Chính Thuần, cha của Đoàn
Dự và Mộc Uyển Thanh, chồng của Đao Bạch Phượng với mục đích ép Chính Thuần
truyền ngôi cho mình. Âm mưu đó đã thành công với sự giúp sức của Mộ Dung Phục.
Nhưng cuối cùng ông cũng nhận ra Đoàn Dự là con mình
|
đăng 00:37 15 thg 11, 2011 bởi Người dùng không xác định
[
đã cập nhật 23:09 28 thg 12, 2011
]
Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương
Tác
giả: Nguyên Nguyên
Dịch giả: Thể lọai: Biên khảo
1. Thử đọc lại truyền thuyết Hùng
Vương:
Trong một bài trước, truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân
đã được giải mã theo lối nhìn của thế kỷ 21. Dước góc độ đó chúng ta bắt buộc
phải để ý đến:
* Thời điểm chính xác của câu chuyện: Do ở chỗ nhân danh
và địa danh câu chuyện chỉ có thể có tại nước Sở vào thời Xuân Thu Chiến
Quốc, chúng ta đã suy ra rằng thời điểm chính xác câu chuyện chỉ có thể xảy
ra sau thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Khi nước Sở đã đạt đến tột đỉnh của
quyền lực và ảnh hưởng;
* Chia tay giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân: Biểu tượng cho
phân ly giữa hai chủng Âu (tức Thái) và Lạc (tức Việt). Trước sau ít lắm cũng
đến 3 lần.
GIẢI MÃ TRUYỀN THUYẾT
Xin tóm tắt truyền thuyết theo giải mã, như sau:
1. Chuyện Âu Cơ - Lạc Long Quân là một chuyện di tản hằng
khối, hoặc chuyện cố gắng hợp chủng, của hai chi chủng Thái (Âu) và Việt
(Lạc), đều có mặt tại địa bàn nước Sở thời xưa. Hợp tác, hợp chủng để cùng
chống lạì chủng Hoa. Nhưng cuối cùng ước mơ không thành và đành phải chia
tay.
2. Truyền thuyết này bắt nguồn từ một truyền tích cổ của
người Mường. Bối cảnh thật sự của câu truyện được dựng chung quanh nước Sở ở
thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu. Sở, trước khi bị nước Tần thôn tính vào năm
221 TCN, bao gồm hai tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc ngày nay, và chung quanh Hồ Động
Đình, lan rộng đến bờ biển phía Đông.
3. Truyền thuyết Âu Lạc, như đã đề cập ở bài 1 (Hùng Vương
mang hai giòng máu), và khác với bản Mường, có một đọan Fast Forward (quay
nhanh), khiến người Việt, kể cả những nhà khảo cứu, thường không để ý đến,
hoặc bỏ sót. Đó là đoạn Đế Minh bắt chuyến máy bay China Airlines 2879 TCN
đi 'tuần thú' phương Nam. Thời Đế Minh, khoảng cuối thiên niên kỷ thứ 3 trước
Công Nguyên, Hoa chủng nguyên thủy không biết gì đến các địa danh như châu
Kinh và Dương (cho ra tên Kinh Dương Vương), rặng Ngũ Lĩnh, Động Đình Hồ,...
Bởi đó là những địa danh, nhân danh của nước Sở, chỉ được thành lập ngót 2000
năm sau khi Đế Minh ra đời (khoảng năm 1000 TCN). Toàn bằng chữ Tàu ròng và
chỉ có vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (770-221TCN). Đặc biệt, diễn biến câu
chuyện từ khi Kinh Dương Vương xuất hiện, hoàn toàn xảy ra sau năm 1000TCN.
Tức chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân chỉ là chuyện di tản hai chủng Âu và Lạc
xuống đồng bằng Bắc Việt khi sức ép khủng bố của chủng Hoa nguyên thủy quá
sức dữ dằn.
4. Người Sở có gốc chủng Thái. Người Mường cũng vậy. Và
rất nhiều bộ tộc Mường khởi xuất di tản từ Sở, vào thời loạn lạc của Đông Chu
liệt quốc. Họ chạy xuống phía Nam, hội nhập với đồng chủng tại các xứ
ven biên giới Việt Hoa ngày nay như: Tây Âu (tức Âu Việt) và Điền Việt (tức
Nam Chiếu). Rồi sau đó theo với truyền thuyết, và cũng theo cổ sử Tàu, đặc
biệt quyển Hoài Nam Tử của Liu An, họ vẫn bị quân Tần rượt bén nút.
5. Bắt đầu của truyền tích: 'Đế Minh cháu 3 đời của vua
Thần Nông' đã gây ra lộn xộn, và bao hiểu nhầm, suốt 600 năm qua. Mục đích của
việc kéo Thần Nông vào truyền tích chỉ ở chỗ cho người Hoa biết dân Việt cũng
phát xuất cùng thời với chủng Hoa. Thật ra, trong lối cấu tạo truyện thần
thoại, không có cách nào khác hơn là việc đưa Thần Nông vào câu chuyện. Các
tác giả cũng đã biết rõ, Thần Nông, nếu người thật, thuộc chủng Yueh (gồm
Thái và Việt), chứ không phải chủng Tàu. Bởi, như chúng ta sẽ thấy phía sau,
Thần Nông, Đế Minh, Đế Nghi, v.v. đều là 'dân' Sở, với khối Yueh làm chủ lực.
Không có DNA hay giọt máu Tàu nào trong người hết.
6. Thần Nông nên được xem như một biểu tượng, cho biết dân
đó xứ đó thời đó đã tiến lên sinh sống bằng canh nông. Thần Nông, người Tàu
đã nhận bá vơ là một trong những ông tổ của họ. Và đây chính là chỗ đã gây
ngộ nhận trong giới nghiên cứu Việt Nam, suốt mấy thế kỷ qua. Sự thật, Thần
Nông, nếu người, lại là người Sở chủng Yueh (chi Thái). Bởi ngày nay, tại Hồ
Bắc có rất nhiều tượng thờ Thần Nông. Có tượng mang đầu sừng trâu. Và Hồ Bắc
chính là địa bàn chính và ban đầu của nước Sở thời xa xưa. Ngoài ra, tại Việt
Nam, nhiều bộ tộc Mường hãy còn thờ Thần Nông như thánh tổ nghề nông [1]. Rất
có khả năng, do đó, nhiều bộ tộc Mường đã di tản từ khối Yueh ở nước Sở.
7. Nếu xem tên các nhân vật như biểu tượng - ta sẽ thấy
thật rõ:
- Kinh Dương Vương: chỉ dân châu Kinh và châu Dương, đều
là hai châu chính của nước Sở. Đất Kinh bao gồm dân chủ lực thuộc chủng Âu
(tức Thái). Đất Dương nằm về phía Đông của đất Kinh, chứa dân Việt chi Lạc.
Châu Dương bao gồm vùng đất Sở chiếm về sau này ở vùng ven biển: nước U Việt
(Câu Tiễn) và nước Ngô (Phù Sai).
- Âu Cơ: tiêu biểu cho nhóm dân tộc hãy còn theo Mẫu Hệ.
Nhóm người Âu (Thái) ưa sinh sống ở miền núi rừng. Rất rõ 'Âu Cơ' mang họ
'Âu' của chủng Âu hay người nước Tây Âu. Bản Mường cho Âu Cơ mang tiền kiếp
con nai đốm sao, cũng loại thú sống miền rừng núi. Bản Việt ám chỉ Âu Cơ
chính là tiên, viết theo chữ Hán chính là 'người xuất hiện trên núi': 'người
+ núi' = nhân (ren) + sơn (shan): 仙 ( 仙
= 人 + 山 => tiên = nhân + sơn) đã xác nhận rõ ' Âu Cơ' là dân
miền núi rừng, tức chủng Thái cổ hay Mường. 'Âu' trong 'Âu Cơ' cũng khẳng
định bà 'Âu Cơ' mang trong người máu và DNA của chủng Âu, tức Thái. Nước có
chủng Thái (Âu) bị tiêu diệt trễ hơn Sở chính là Tây Âu, đại khái nằm ở địa
bàn Quảng Tây ngày nay.
- Bởi cái tên 'Kinh Dương Vương' có chứa chữ 'Dương', chỉ
đất Dương, tác giả truyền thuyết mới dựng nên được một nhân vật chủng Lạc
(Việt) mang tên Lạc Long Quân. Lạc Long Quân, với họ Lạc, tên lót ‘Long’, tức
rồng chỉ dân miền đồng bằng gần sông biển.
Tiêu biểu cho chủng Lạc (Việt). Đây có thể là điểm 'tuyệt
chiêu', hoặc nói cho nôm na, 'sâu sắc', của các tác giả truyền thuyết, chứng
tỏ tác giả đã không để một sơ sót về hồ sơ chủng tộc của Lạc Long Quân. Bởi
nếu cho cha của Lạc Long Quân mang tên không có chữ 'Dương' trong đó, như
'Kinh Vương' chẳng hạn - vấn đề sẽ đổ vỡ ngay tại chỗ, bởi đất Kinh chỉ có
chủng Thái chủ lực mà thôi. Đất 'Dương' mớí có chủng Lạc [30]. Muốn cho chắc
ăn hơn, tác giả cho thêm họ LẠC vào tên 'Long Wang' từ bản nguyên thủy của
Mường, thành Lạc Long Quân, để nhấn mạnh y có máu và DNA của chủng Việt
(Nam). Do ở chỗ tác giả đã bao gồm 'Dương' trong tên 'Kinh Dương Vương', việc
cho Lạc Long Quân mang máu Lạc 100% mới được hợp lí . Về sau, để ý đến tên
hiệu An Dương Vương của Thục Phán. 'An Dương' có thể mang nghĩa 'trị an xứ
Dương', ám chỉ một người chủng Âu (tức Thái) trị AN được xứ DƯƠNG của chủng
Lạc.
8. Hôn nhân giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân là thứ hôn nhân
của hai người dị chủng, một thứ 'tình không biên giới', biểu tượng cho thí
nghiệm hợp chủng giữa Âu và Lạc, qua chuyện di tản thuở ban đầu của dân chúng
ở hai châu Kinh (Thái) và Dương (Việt), chạy trốn sức ép của vua quân nước
Chu, nước Sở (chuyên đi dẹp các đám rợ), nước Tần, ... HOẶC qua việc Thục
Phán, người chủng Âu chiếm xứ Lạc và lập nên nước Âu Lạc. Hay biểu tượng cho
việc Triệu Đà sát nhập miệt dưới của xứ Âu Lạc, gồm đa số chủng Lạc, với đất
Nam Việt thuở ban đầu bao gồm phần lớn Quảng Đông, thuộc chủng Âu, tức Thái.
Hợp chủng Việt với Thái theo truyền thuyết có thể xảy ra từ lúc hai chủng còn
sinh sống bên nhau ở nước Sở, qua các địa danh và nhân danh như: Hồ Động
Đình, Ngũ Lĩnh, Kinh Dương Vương (châu Kinh hợp với châu Dương), Thần Nông
(vị thần có đầu mang sừng tlu (trâu), hiện còn được thờ tại Hồ Bắc, tức Sở ngày
xưa),…
9. Truyền thuyết, cả Mường lẫn Việt, nói rất rõ vợ Âu Cơ
và chồng Lạc Long Quân thuộc hai chủng tộc khác nhau: Âu Cơ chủng tiên hay
nai có đốm sao, Lạc Long Quân, giống rồng hay cá. Ở nhau lâu dài không đặng.
Nên đành phải chia tay. Nàng Âu dẫn 50 con đi về quê thật sự của mình: tức
miền rừng núi. (Để ý cả ‘tiên’ lẫn ‘nai’ đều là biểu tượng của rừng núi).
Trong khi chàng Lạc dẫn con xuôi về miền đồng bằng gần sông gần biển (giống
rồng hay cá đều có môi trường sinh sống là nước).
10. Cuộc chia tay giữa vợ Âu và chồng Lạc nói thật rõ:
chủng nào nên trở về địa bàn sinh sống nguyên thủy của chủng ấy. Trên thực
tế, chúng ta đã thấy người Hán sau khi xâm chiếm toàn cõi Hoa Nam đã tách
nước Nam Việt thành 2 phần: phía Bắc gọi Quảng Châu bao gồm toàn dân Âu tức
Thái. Phía Nam gọi Giao Châu với thành phần chủ lực là dân Lạc, tức Việt.
Quảng Châu có rất nhiều núi rừng thích hợp với dân Âu. Giao Châu trở thành
nơi tụ tập hoặc tiếp nhận dân Việt chủng Lạc, thích địa bàn gần sông gần
biển.
11. Ngay tại địa phận Giao Châu, những người gốc Âu (Thái)
cũng cảm thấy việc hợp chủng có mòi thất bại, và cũng theo truyền thống can
cường xưa cũ không chịu được thế lực đô hộ Bắc phương, nên một số lại di cư
về miền rừng núi. Lâu ngày họ trở thành người Mường. Người chủng Lạc (Việt),
cùng với một số chủng Âu, ở lại miền đồng bằng châu thổ, trở thành người
Kinh. Đó là ý nghĩa của Âu Cơ dẫn nửa đám con lên núi, và Lạc Long Quân đưa
con xuôi về miền sông biển, của cả hai truyền thuyết Việt lẫn Mường.
Sau đây chúng ta hãy xem lại cổ sử Tàu, và đặc biệt chú ý
đến nước Sở của thời Xuân Thu Chiến Quốc (khoảng 770-221 TCN) bên Tàu.
TRUNG HOA
Ở VÀO THỜI XA XƯA
(i) Thần
Nông và vua chúa thời huyền sử
Truyền
thuyết có nhắc đến Thần Nông. Thần Nông là ai?
Thần Nông
là một trong những Tam Hoàng và Ngũ Đế của người Hoa. Người Hoa ban đầu tự
xưng nước họ là Trung thổ, Trung nguyên, rồi Trung quốc. Nước ở chính giữa
mặt đất. Họ cho dân tộc họ mạng Thổ (theo thuyết Ngũ Hành), bởi ở miền Trung
thổ, màu vàng theo sát với màu đất loess (tức 'hoàng thổ'), tạo nên bởi cát
phù sa do gió và bão táp tải đến. Họ sống bên bờ sông có nước màu vàng (của
đất loess) - nên gọi sông đó luôn là sông vàng, tức Hoàng Hà. Một trong 3 ông
vua đầu tiên của họ mang tên Hoàng Đế, với nghĩa: vua của đất vàng.
Đầu tiên là Bàn Cổ, tốn 18 ngàn năm tạo ra trời đất và
nhất là Trung Nguyên, ở tại trung tâm mặt đất. Sau Bàn Cổ ít lâu đến thời Tam
Hoàng và Ngũ Đế. Có nhiều giả thiết khác nhau về tên của 3 vị Hoàng với 5 vị
Đế đó. Tam Hoàng thường kể đến nhất gồm có: Hoàng Đế, Phục Hi, và Thần Nông.
Còn những vị Ngũ Đế quen thuộc nhất bao gồm: bà Nữ Oa (đội đá vá trời), vua
Nghiêu (Yao) và Thuấn (Shun). Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn. Thuấn truyền ngôi
cho Yũ (Vũ). Yũ thiết lập nên nhà Hạ, triều đại đầu tiên của Trung Hoa. Nhà
Hạ truyền đến 18 đời thì bị mất về tay Thành Thang, dựng nên nhà Thương
(Shang), cũng còn gọi Ân (Yin).
Tam Hoàng với Ngũ Đế hoàn toàn mang tính huyền thoại. Nhìn
một cách khoa học và khách quan hơn, các vị này phải được xem như biểu tượng
cho thời đại, cho nền văn minh. Biểu tượng cho một khối dân tộc, hoặc nền văn
minh và trình độ làm lụng sinh sống của dân tộc đó, ở vào thời đó. Thí dụ,
Phục Hi đặt ra bát quái, Kinh Dịch. Một chuyện hoang đường, nhưng có thể cho
biết vào thời đó người Hoa bắt đầu biết sắp xếp đời sống tâm linh, và tư
tưởng của họ cho ra hệ thống, cho có bài bản. Thần Nông là ông vua dạy dân
chúng về nghề nông và trồng dược thảo, chữa bệnh. Thần Nông cũng là người
khám phá ra trà. Biểu tượng thời đại Hoa chủng tiến lên canh nông như một
phương tiện kinh tế chính. 'Hoàng Đế' rất có thể được dùng để chỉ một ý niệm
về quyền lực của xã hội vừa mới được hình thành. Hoàng đế cũng có thể chỉ thủ
lĩnh của bộ lạc nguyên thủy tại đất màu vàng. Hay tù trưởng liên minh của một
số bộ lạc. Tên đầu tiên của nước Tàu có thể là đất Hoàng. Và dân Hoa là dân ở
đất màu Vàng (Hoàng).
Cũng ở dạng biểu tượng, rất có thể bà Nữ Oa thuở ban đầu
đứng đầu danh sách. Nhất là danh sách về Tam Hoàng. Bởi bà tượng trưng cho xã
hội theo Mẫu hệ. Nhưng về sau, khi xã hội đã biến sang Phụ hệ rồi, người Hoa
xê dịch vị trí nguyên thủy của bà xuống dưới, rồi qua lại lung tung. Khác với
xã hội Nhật, Thái Dương
thần nữ vẫn giữ vững vị trí tổ Mẫu dân Nhật, bất chấp thay
đổi từ Mẫu hệ sang Phụ hệ.
Thời Thần Nông trước thời nhà Thương, nhà Châu cũng cả mấy
ngàn năm. Ngay đến thời nhà Thương, Hoa chủng nguyên thủy chỉ tập trung ở một
hai tỉnh ở bên sông Hoàng Hà, như Thiểm Tây, phía Nam của Hà Bắc và Sơn Tây,
và phía Bắc của Hà Nam, ngày nay. Đất khác của người khác: Ngay ở thời Xuân
Thu (thế kỷ 8-5 trước Công Nguyên), chỉ nội ở miền Hoa Bắc có đến trên dưới
1000 'nước' lớn nhỏ khác nhau [2]. Không hề có chuyện tuần thú đi qua nước
này nước kia như ở các đời sau. Tức Đế Minh, nếu chỉ cháu 3 đời của Thần
Nông, chưa thể có được một lãnh thổ lớn hơn 1 tỉnh hiện nay của nước Tàu.
Không cách gì ông ta đi tuần thú được tới phương Nam của sông Dương Tử. Ở
phương Nam đó, người ta hãy còn nói nhiều thứ tiếng Yueh (Việt) khác với
tiếng Tàu. Và người Hoa chính tông thường rất sợ dân đó, bởi họ ‘cài vạt áo
phía bên trái’ (tả nhậm) [13]. Chỉ trừ phi, như sẽ thấy rõ, Đế Minh có cùng
chung chủng tộc với khối người ở 'phương Nam' đó, Đế Minh mới có thể đi
‘tour’ xuyên qua đất phương Nam dễ dàng như vậy được.
Như sẽ trình bày phía dưới, gốc gác tổ tiên của 'Hùng
Vương' nằm tại địa bàn nước Sở ngày xưa, tức phần lớn Hồ Bắc và Hồ Nam, phía
bắc và nam sông Dương Tử, khu vực Động Đình Hồ. Dân nước Sở, ở thời ban đầu
(khoảng năm 1000 TCN), bao gồm nhiều chủng mà quan quân nhà Châu ưa gọi giống
rợ, tức rất nhiều chủng Yueh (Việt) thuộc khối Bách Việt.
Kinh Dương Vương
hoàn toàn một thứ tên hiệu tiếng Hán ròng, rất có khả năng mang nghĩa vua
của đất Kinh và Dương. Hai châu Kinh và Dương chính là hai châu chính của
nước Sở. Đất Kinh còn gọi Kinh Man, hay Kinh Cức, hoặc Kinh Việt. Đặt theo
tên núi Kinh, phía Tây sông Hán, và phía Bắc sông Dương Tử. Còn đất Dương
cũng mang tên Dương Việt, nằm về phía Đông của châu Kinh. Bao gồm hai nước
thuộc chủng Lạc (Ngô và U Việt) mà Sở đã thôn tính sau khi trở nên hùng mạnh
(333TCN). Địa bàn châu Dương nói theo thời bây giờ gồm các tỉnh: Giang Tây,
An Huy, Chiết Giang, và Giang Tô. Nước Sở đầu tiên được thiết lập như một
vùng đất chư hầu, ‘phên dậu’ của nhà Châu vào khoảng năm 1122 trước Công
Nguyên (TCN), khi vua Châu Thành Vương ban cho một đại thần gốc Hoa tên Hùng
Yịch với chức Tử, trông coi vùng đất Kinh Man - với nhiệm vụ cai trị và ngăn
chận quấy phá của bọn rợ Yueh ở địa phương. Một người cháu mấy đời sau của
Hùng Dịch là Hùng Cừ (khoảng 887 TCN) [3], sau khi diệt được một số nước nhỏ
của rợ Yueh chung quanh, bắt đầu đưa vùng đất Kinh Cức trở thành một nước chư
hầu hùng cường của nhà Châu [4]. Đến khoảng đầu thời Xuân Thu, lãnh tụ của Sở
là Hùng Thông tự ý xưng Vương, tức Sở Vũ Vương (740-689 TCN). Những thế kỷ
tiếp nối chứng kiến một nước Sở càng ngày càng trở nên hùng mạnh, và đạt đến
tột đỉnh trong thời Sở Trang Vương, một trong Ngũ Bá của toàn nước Tàu ở thời
Xuân Thu Chiến Quốc [2]. Để ý tất cả các vua nước Sở đều mang họ Hùng, phát
âm y hệt như Hùng Vương. Và truyển thuyết Âu Cơ, bởi do chính người Mường,
hậu duệ dân nước Sở bỏ xứ đi yi cư, ‘sáng tác’, đã có đầy đủ những danh xưng,
địa danh, nhân danh hoàn toàn thuộc từ vựng của nước Sở thời xa xưa. Trong
đó, danh xưng Hùng Vương, chính là ‘cóp’ từ những danh xưng của vua chúa nước
Sở. Suốt hàng chục đời, lãnh tụ nước Sở bao giờ cũng có họ HÙNG và tước
VƯƠNG, nhất là từ đời Hùng Thông.
Quê hương Thần Nông cũng ở tại địa bàn của tỉnh Hồ Bắc
(phía Bắc Hồ Động Đình), tức phần lớn của nước Sở thời Xuân Thu Chiến quốc.
Xin trở lại quan điểm phía trên, Thần Nông nên được xem là một biểu tượng của
thời đại hơn là tên của một người thật. Ngày nay, nhiều nơi tại Hồ Bắc có
hình tượng 'ông Thần Nông' mang hình người có sừng trâu ở trên đầu. Đặc biệt,
theo thiển ý, tên 'Thần Nông' hoàn toàn mang dấu vết tiếng người bản địa nước
Sở, chứ không phải tiếng Tàu. Bởi 'Thần Nông' được sắp xếp theo thứ tự của cú
pháp không phải tiếng Tàu: Shen Nong (神 农),
theo tiếng phổ thông. 'Thần' {神} đứng trước 'Nông' {农}, chứ không phải 'Nông Thần' như theo tiếng Tàu. Tiếng
người bản địa nước Sở lúc mới lập quốc chính là tiếng Thái (xin xem Bảng Đối
Chiếu 'tiếng Sở' phía dưới). Và người nước Sở chủng Thái chính là tiền thân
của người Mường tại Việt Nam. Nhiều 'lang' của người Mường hiện vẫn thờ 'Thần
Nông' như một thánh tổ nghề nông của họ. Sau khoảng 800 năm xưng hùng xưng bá
ở phía Nam của miền Trung thổ chính gốc - với cao điểm thôn tính nước U Việt
phía Đông - nước Sở cuối cùng bị nước Tần tiêu diệt vào năm 223 TCN. Tiếng
nước Sở cũng bị Hoa ngữ hoá trước đó cả trăm năm. (xem tài liệu đại học
Massachusetts [5], và ghi chú [6]). Mặc dù vậy giọng nói tiếng Tàu ngày nay
của người ở địa bàn Sở xưa, tức dân tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam (quê hương Mao
Trạch Đông) vẫn còn giữ ‘accent’ của tiếng Sở xưa. Người Hoa gọi đó là giọng
Hồ Quảng.
Tên của các 'vua' giòng họ 'Đế', như Đế Minh, Đế Nghi, Đế
Lai, v.v. cũng vậy. Những tên này chỉ xuất hiện khi Hoa chủng biết đến Yueh
(Việt) chủng ở nước Sở, và ngược lại. Bởi Đế Minh và con cháu xuất phát từ
dòng Thần Nông, và tên họ sắp xếp theo kiểu văn phạm Thái-Việt ('Đế', mang
nghĩa theo âm 'vua', đi trước tên riêng 'Minh'), nên họ cũng toàn dân Sở, tức
thuộc chủng Yueh, chi Thái cổ.
Tên bà Âu Cơ cũng là một tên của người gốc Sở. 'Âu Cơ' đọc
theo quan thoại là /Yu ji/ hay có khi /Ou ji/. Và theo Quảng Đông chính là
/Ngu Kơ/. Độc giả các truyện Tàu chắc còn nhớ Tây Sở Bá Vương Hạng Yũ (Xiang
Yu) vào đêm cuối cùng khi đại bại bởi Lưu Bang, đã được một người ái cơ họ
Ngu (có phát âm như /Yu/ theo kiểu quan thoại) múa kiếm để giải sầu.
Người Hoa có thể gọi người ái cơ đó là 'Ngu Cơ' 虞 姬
[7], nếu đọc theo lối phát âm Quảng Đông (và...Mường) y hệt như 'Ngu Cơ' dùng
để gọi bà 'Âu Cơ' 嫗
姬 . (Xin xem bài Ai= I= Tôi [8]).
Trở lại truyền thuyết, có thể tóm tắt:
- Thần Nông: tên ‘Shen Nong’ hoàn toàn theo cú pháp của
tiếng chủng Yueh ở nước Sở (như Thái & Việt), chứ không phải tiếng Tàu:
Hình dung từ ‘Nong’ đi theo sau ‘Shen’. Ngày nay tỉnh có nhiều tượng thờ Thần
Nông nhất chính là Hồ Bắc, cũng thuộc địa bàn nước Sở thời xa xưa. Có thể
kiểm chứng qua truy cập internet. bằng 'Shen Nong' hoặc 'Hubei'. Nhiều tượng
'Thần Nông' có mang sừng tlâu (trâu) trên đầu, cho biết rất có thể đó chỉ là
biểu tượng.
- Cháu 4 đời của Thần Nông là Lộc Tục xưng hiệu Kinh Dương
Vương, rất có thể mang nghĩa vua của 2 châu Kinh và Dương, cũng thuộc đất
Kinh Man và châu Dương ở nước Sở. Đất Dương nằm ở phía Đông của đất Kinh,
phần lớn nhờ ở sát nhập đất Việt vào năm 333 TCN. Lộc Tục, do đó cũng người
mang gốc Sở. Nhưng, qua tước hiệu Kinh Dương Vương, Lộc Tục cho biết y bao
gồm hai chủng của đất Kinh (Âu=Thái) và đất Dương (Lạc=Việt). Kinh Dương
Vương, do đó chính là biểu tượng hai chủng chính yếu đã di tản sang vùng đất
của người Việt Nam sau này.
- Kinh Dương Vương lấy con gái của Động Đình Quân là Long
Nữ, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân. Động Đình Quân cư ngụ tại Động Đình
Hồ, cũng thuộc địa bàn nước Sở mở rộng.
- Bởi Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương, tức có
chứa máu của dân đất DƯƠNG (= máu chủng Lạc) và nhấn mạnh với họ LẠC, Lạc
Long Quân đã được tác giả xác định người mang chủng Lạc (tức Việt) 100%. Đây
là điểm rất ‘tuyệt chiêu’ của tác giả truyền thuyết. Không để lộ sơ hở như
kiểu tiểu thuyết của Kim Dung.
- Âu Cơ, mẹ của Hùng Vương, là con Đế Lai (theo [9] [10]).
Đế Lai cũng là cháu thuộc dòng Thần Nông, cũng người thuộc lãnh thổ nước Sở,
nơi chứa rất nhiều dân chủng Âu (tức Thái). Ngoài ra Âu Cơ mang tên rất giống
tên người ái cơ của một người hùng gốc Sở: Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Âu Cơ
cũng mang họ Âu, chỉ rõ thuộc chủng Âu như nước Tây Âu của chủng Âu (tức
Thái). Do đó, Âu Cơ đã được tác giả truyền thuyết minh định thuộc chủng Âu,
tức Thái cổ, 100%.
(ii) Các chủng tộc trong nhóm Bách Việt
Sử sách Việt cũng thường rất mù mờ về các chủng thuộc khối
Bách Việt thời xa xưa. Vấn đề này một phần lớn do ở những tài liệu lộn xộn
trong cổ sử Tàu, thường quan tâm đến những vấn đề riêng của họ là một nước
lớn và hợp chủng. Rồi mấy ông Tây thời tiền chiến như: Aurousseau, Jansé,
Madrolle, Maspéro, ...đưa ra quá nhiều thuyết tréo cẳng ngỗng nhau, dựa trên
những hiểu biết hãy còn hạn hẹp ở thời đó [19]. Và cũng có thể, theo quan
điểm của người Pháp đang cai trị nước Nam. Ngày nay có khác, bất cứ vấn đề gì
nếu hiểu được cách phiên âm bằng pinyin quan thoại, hay bằng tiếng Anh, người
ta đều có thể truy cập khá dễ qua mạng internet. Rất nhiều website đăng tải
các bài viết có giá trị từ các giáo sư đại học hoặc những vị có học vị tiến
sĩ chuyên ngành (thí dụ [5]). Nghiên cứu vẫn xảy ra dài dài tại các đại học
lớn trên thế giới về những vấn đề liên hệ đến cổ sử Á Châu. Tóm tắt: Rất
nhiều chủng được người Hoa thời cổ đại gọi 'man yi' hay 'rợ', đặc biệt ở phía
Nam và phía Đông, đều có thể quy về chủng Yueh, tức chủng Việt, hay Lạc. Hay
nôm na hơn: Khối Bách Việt Chúng ta có thể để ý đến hai điểm rất quan trọng
sau đây, về các chủng man di mọi rợ đối với người Hoa thuở cổ thời:
(a) Thứ nhất:
Rợ hay chủng Yueh (Việt) không phải chỉ có ở phía Nam sông Dương Tử, mà còn
rải rác khắp nơi ở miệt Hoa Bắc, ngay cả phía Bắc sông Hoàng Hà (xem bản đồ).
Điển hình nhất là nước Sở (thời mới dựng nước), và các nước chung quanh như
Trần và Trịnh. Rồi đến các nước nhỏ ở vùng lân cận với nước Tề, Tấn và Lỗ,
tức khu vực tỉnh Sơn Đông ngày nay [11]. Đặc biệt các nước chư hầu nhà Châu
như Tề, Sở, Lỗ lúc ban đầu đều là những vùng đất 'phên dậu' do triều nhà Châu
phong cấp cho những đại thần đến để bình định và ngăn chận đám rợ địa phương
([2], [3], [4]). Để ý năm nhà Châu phong đất thành lập nước Tề và Sở đều là
1122 TCN. Đa số các sử sách đều ghi như vậy mặc dù, ở những nơi khác họ ghi
triều đại nhà Châu chỉ bắt đầu vào khoảng 1100-1050 TCN, tức sau khi nhà Châu
phong đất thành lập nước phên dậu Sở và Tề. Nhưng đây chỉ là chi tiết nhỏ.
Nổi tiếng nhất về man rợ và hung bạo phải kể đến nước Sở
(thí dụ: xem [2] [4]). Chính người Hoa thời mới tạo nên văn minh Hoa Hạ đã để
ý đến họ qua lối ăn mặc 'ngược đời' theo lối thuận tay trái, cài vạt áo phía
bên trái (tả nhậm) [13]. Cũng ở mạn Bắc hay xích xuống phía Nam sông Dương Tử
một chút, còn có một số quốc gia ban đầu cũng rợ như ai, nhưng nhanh chóng
đồng hoá theo Tàu, trước khi bị tiêu diệt. Khác với Sở chủng Âu, các đám này
thuộc chủng Lạc (hay Việt) có địa bàn ở vùng ven biển. Đó là nước Ngô (ở khu
vực Giang Tô ngày nay) và U Việt (tỉnh Chiết Giang). Ngô và Việt rất nổi
tiếng với chuyện tích Tây Thi - Phạm Lãi, và vua Việt Câu Tiễn. Vua nước 'rợ'
Câu Tiễn cũng như Ngô Phù Sai, Sở Trang Vương đều dễ dàng lọt vào danh sách
'chung kết' của Ngũ Bá thời Chiến Quốc. Đáng kể trong các đám chủng Lạc còn
có một nhóm, nay đây mai đó, thường có mặt tại nhiều chiến trường ở thời Đông
Chu Liệt Quốc, gọi tên Bộc Việt, xuất xứ từ đám rợ Lai Yi ở vùng Sơn Đông, về
thời Xuân Thu xuống tạm trú tại miền Đông Nam nước Sở (đất Dương) [4] [12].
Thật ra tất cả các nhóm 'rợ' ở phía Bắc sông Dương Tử (tức
Trường giang) đã bị (hay được) Hoa hoá khi nhà Tần dứt điểm họ vào thế kỷ thứ
3 trước Công Nguyên, hoặc cùng lắm vào khoảng đầu Công Nguyên. Những đám rợ
chưa bị đồng hoá thông thường đã vượt {越} núi băng đồng mà... tẩu lâu rồi. Nhất là trong thời Xuân
Thu Chiến quốc, kéo dài từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên.
Đồng hoá đám ‘rợ’ phía Nam (phía Nam sông Dương Tử) có vẻ kéo dài lâu hơn. Và
đến thế kỷ thứ 20, rợ Yueh (Việt) được hoàn toàn xem y như người Hán. Danh sách
các khối chủng tộc chính tại Trung quốc chỉ bao gồm: Hán, Tạng, Mông, Mãn, và
Hồi hoặc Choang. Tức Hán với Yueh (Việt) ngày nay đã hợp nhất thành 1 chủng
tộc. Và người Hoa thường rất hãnh diện với sự hợp chủng Hán-Yueh này. Họ cũng
thường che lấp chủng Yueh, một chủng khác biệt thời xa xưa. Ngày nay hoàn
toàn được xem như người Hán.
Xin để ý, đầu tiên khi người Hoa chủng khám phá ra chủng
Yueh (Việt) ở phía Bắc sông Dương Tử, họ gọi đó nhóm Bách Bộc hay Bộc Việt.
Về sau đến thời Xuân Thu, họ khám phá thêm một khối Yueh ở phía Nam sông
Dương Tử, họ mới gọi đó 'Bách Việt'.
(b) Thứ hai:
Rất nhiều nhà khảo cứu Tây phương lẫn Việt ít khi quan tâm đến những chi tiết
phân biệt các thứ chủng Yueh ở nước Tàu, nhất là ở miền Hoa Nam, trong thiên
niên kỷ trước Công Nguyên. Phải nhìn nhận, Bình Nguyên Lộc trong quyển Mã Lai
[4] đã dày công tham khảo, khá đầy đủ, cổ sử Tàu, cũng như rất nhiều bài viết
của các nhà nghiên cứu người Pháp như đã kể trên, để vạch ra một số phân loại
tương đối khá vững chắc về các chủng Yueh đó. Mặc dù vậy, có lẽ bởi đặt nặng
chuyện bảo vệ thuyết Mã Lai, tác giả vô hình chung lại quên đi phân biệt hai
chủng lớn trong nhóm Bách Việt, Âu (tức Thái) và Lạc (tức Việt), mà lại
thường xuyên gộp trở lại thành chủng Mã Lai, đợt I và II. Tức hai chủng khác
nhau chút ít, Thái và Việt, trước được phân biệt, nhưng sau lại bị nhập chung
thành chủng Mã Lai. Từ đó tác giả 'quyển Mã Lai' ưa nhầm lẫn như rất nhiều
học giả khác về hai chủng tranh giành đất sống này, nhất là về địa bàn nguyên
thủy - như nước Sở chẳng hạn. Nói nôm na, tác giả 'Mã Lai' cho rằng dân Sở
nói tiếng...Việt (Yueh), hay tiếng Mã Lai cổ. Nhưng không minh định thêm một
bước, đó là thứ tiếng Yueh nào. Khảo cứu ở thế kỷ 21, theo thiển ý, bắt buộc
đòi hỏi phải tiến thêm một bước nữa, đặt chú tâm đến phân biệt các chi chủng
khác nhau thuộc khối Bách Việt (hay 'Mã Lai') đó.
Như vậy, có tất cả bao nhiêu thứ chủng Yueh (Việt)? Rất
nhiều - hơn 100 chủng, lớn nhỏ đủ thứ. Ngày nay ta vẫn có thể kiểm chứng như
thường. Ai đi du lịch Trung quốc có thể để ý, ở rất nhiều nơi, người ta chỉ
cần di chuyển trên dưới 30 cây số (khoảng cách như từ Sàigòn đến Biên Hoà,
hoặc Hànội ra Nội Bài), tiếng nói hay ngôn ngữ có thể khác nhau rồi. Và có
khi khác thật xa. Phân bố các chủng hồi xưa hay bây giờ cũng vậy. Thí dụ:
Người Hmong (tức Miêu tộc) có đến 5-6 thứ tộc hơi khác nhau; người Choang ở
khu vực Quảng Tây có đến cỡ 10 phương ngữ, tướng ứng với 10 tiểu chi tộc có
phong tục hơi khác với nhau.
Tóm tắt: vào thuở cổ thời, trước khi bị nhà Tần đánh phá
và nhà Hán tiếp theo dứt điểm, ở miền Hoa Nam, có rất nhiều chủng tộc khác
nhau. Đại khái có đến 4 chi Lạc - trong đó có 2 chi nằm về phía Tây, và 2 chi
chiếm cứ địa bàn chính giữa và ven biển ở phía Đông. Hai chi sau này, chiếm
cứ địa bàn Trung và Đông, chính là Chi Âu (tức Thái), và chi Lạc (tức Việt).
Mỗi chi lại có rất nhiểu 'tiểu chi'. Chi Âu, tức Thái, cũng có chừng 9 thứ
(Cửu Lê). Mỗi một thứ lại có nhiều nhóm có phương ngữ hơi hơi khác nhau. Xin
chú ý riêng đến chi Âu (Thái) và chi Lạc (Việt).
Địa bàn chi Thái (tức Âu) vào thời cổ đại bao gồm: nước
Thục (về sau bị Tần tiêu diệt, rồi sau này chính là Tứ Xuyên, quê của Đặng
Tiểu Bình) [14], nước Sở (tức Hồ Bắc và một phần Hồ Nam – quê hương Mao Trạch
Đông), Dạ Lang (tức Quí Châu sau này), Điền Việt (tức Nam Chiếu, rồi Đại Lý,
và hiện nay Vân Nam), và lớn mạnh nhất ở Hoa Nam chính là Tây Âu, bao gồm Quí
Châu, Quảng Tây và một phần Quảng Đông bây giờ. Đặc biệt các địa bàn tộc Thái
xưa, như Tứ Xuyên, Hồ Bắc & Hồ Nam, và Vân Nam đều có thức ăn cay bằng
hoặc hơn thức ăn Thái Lan ngày nay [14].
Địa bàn chi Lạc (tức Việt) hơi khác địa bàn chi Âu ở chỗ
gần sông gần biển hơn. Đa số nằm ven bờ biển phía Đông nước Tàu. Có thứ ở tận
miệt Sơn Đông, Hoa chủng thường gọi: Đông Di, cũng có nhóm ở Giang Tô (nước
Ngô ngày xưa), nhóm ở Chiết Giang (tức hậu duệ lê dân nước Việt của Câu Tiễn
xa xưa). Cũng có nhóm ở Mân Việt tức tỉnh Phúc Kiến ngày nay, v.v. Cũng có
nhóm chuyên du mục, trước ở phía Bắc Hoàng Hà, sau di dân đến Sở, gọi là Bộc
Việt. Để ý, theo kiểm chứng bỏ túi, thức ăn chủng Việt - từ Sơn Đông đến Phúc
Kiến, sang qua Việt Nam, không cay bằng của chủng Âu tức Thái, phía trên
[14].
Tóm tắt: Có chừng 4 chủng Lạc (hay Yueh) khác nhau. Rất
lộn xộn. Nhưng chúng ta chỉ cần nhớ đại khái, 2 chủng liên hệ: Chi Âu (Thái)
ưa sống ở vùng núi rừng, thường xa biển. Chi Âu được biểu tượng bằng Âu Cơ,
tiền kiếp con nai đốm sao (Mường) hoặc tiên (Việt). 'Tiên' viết theo chữ Tàu:
người (ren) + núi (shan). Chi Lạc (Việt) ưa sống gần biển, ở vùng đồng bằng.
Tức vùng ven biển từ Sơn Đông chạy xuống tới phía Nam tỉnh Phúc Kiến ngày
nay. Biểu tượng cho chi Lạc chính là Lạc Long Quân, thuộc loài cá (Mường) hay
'Rồng' (Việt). Một điểm giúp trí nhớ xin đề nghị ở đây: Ngày nay, các địa bàn
của chủng Âu (Thái) xa xưa đều có thức ăn thật cay y như đồ ăn Thái Lan [14].
Điểm cần được nhấn mạnh: Luôn luôn phải phân biệt hai
chủng tuy tương tự, và cũng được gọi Việt vào thời xa xưa, nhưng thật ra lại
khác nhau và thường xuyên cạnh tranh với nhau: Thái (Âu) và Việt (Lạc). Hai
chủng này cuối cùng đã đành chia tay với nhau. Y hệt như Âu Cơ và Lạc Long
Quân.
Thiếu thốn phân biệt hai chủng lớn ở phía Nam Trung quốc
sẽ đưa đến những kết luận thông thường, và dễ thấy ngay từ lúc bộ sử của Ngô
Sĩ Liên ra đời. Các sử gia Tây phương hiện đại (thí dụ: Taylor [17], website
của British Council [18]) đều đã giải toả phần lớn vấn đề tối tăm này, kéo
dài suốt đến thế kỷ 20, đồng thuận với quan điểm của tác giả quyển Mã Lai
[4]. Theo đó quyển Mã Lai đã dành riêng hai chương sách để bàn về nước Tây
Âu, và những sai lầm của các nhà khảo cứu Tây và Tàu ở thời tiền chiến. Tuy
nhiên, quyển Mã Lai rất tiếc lại vướng phải khuynh hướng tổng quát hoá tất cả
các chi chủng trở ra thành chủng Mã Lai duy nhất, đợt I (cách đây 5000 năm)
và đợt II (cách đây 2500 năm). Cách qui các chi chủng khối Bách Việt toàn về
chủng Mã Lai (hay In-đô-nê-siên) rất phổ thông trong thời thập niên 70 (xem
[20]).
Nhầm lẫn thông thường nhất chính là cuộc kháng chiến của
dân Việt chống với quân lính xâm lăng của nhà Tần vào thế kỷ thứ 3 trước Công
Nguyên. Bởi người Hoa vào thời cổ đại ưa dùng Yueh (Việt) để chỉ các chủng
miền Hoa Nam, rất nhiều vị (thí dụ: xem [15]) dễ bị mang tiếng thấy chủng
khác sang bắt quàng làm họ. Họ lầm chủng Việt đó là dân Việt Nam cổ. Thật ra
đó là dân Âu (tức Thái). Và cuộc kháng chiến theo lối du kích đó là cuộc
chiến của dân nước Tây Âu, bao gồm Quảng Tây và một phần Quảng Đông ngày nay
[16]. Những người lính và dân nước Tây Âu này mang chủng Thái. Những vị hiệu
đính bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [2] có lẽ cũng thấy chuyện nhận người Tây Âu
là người Việt (Nam) cổ, khá vu vơ - nên chỉ trích dẫn đoạn mô tả của Hoài Nam
Tử rồi cho rằng 'chắc’ (= có lẽ) quân Tần sau khi đánh được Tây Âu, thế
nào cũng nhào vô xứ người Lạc Việt. Nhưng, không có kết luận chắc chắn
bởi sử ... Tàu không có ghi.
(iii) Những chủng tộc cư dân tại nước Sở
Xác định được chủng tộc chiếm đa số ở nước Sở gần như giải
quyết được một vấn đề khá gút mắt trong việc tìm hiểu cội nguồn của người
nước Nam.
Xin nhắc lại vào khoảng đầu thiên niên kỷ trước Công
Nguyên vua Thành Vương nhà Châu phong đất cho một số đại thần ở những vùng
đất nổi tiếng có nhiều 'rợ' để bình định và cũng để ngăn chận sự quấy phá của
đám người này. Con ông Châu Công, tức người có công lớn phát triển văn minh
Hoa Hạ, được phong đất Lỗ (theo với truyền thống, nước Lỗ sau này sản xuất
được Khổng Tử). Lã Vọng được thưởng công bằng đất Tề (tỉnh Sơn Đông ngày nay),
nơi nổi tiếng với đám Đông Yi. Hùng Yịch được phong đất Kinh Man, tức Sở sau
này. Và các đại thần khác lập nên nước Yên, nước Tống, v.v. (thí dụ: xem
[6]).
Tên vùng đất nguyên thủy của Sở là Kinh Man hay Kinh Cức,
hoặc Kinh Việt, có rất nhiều rợ... Việt, tức Yueh [4] [6] [20], sinh sống.
Dân nước Sở được nổi tiếng rất thô bạo và ... mọi rợ. Ở mặt khác cũng có
nhiều bài viết dựa trên những quyển cổ sử Tàu như Sử Ký, Xuân Thu, Tả Truyện,
Chiến quốc sách, v.v. cho biết nước Sở bắt đuổi theo văn minh Hoa Hạ rất
nhanh [6]. Cung điện vua Sở thời Trang Vương nguy nga tráng lệ hơn của nhà
Châu rất xa. (Để ý lâu đài và chùa chiền khá nguy nga ở Thái Lan ngày nay).
Những khai quật tại địa bàn nước Sở ngày xưa cho thấy những ngôi mộ của những
vị vương tước (như mộ của Tử tước Yi) chứa nhiều đồ đồng hơn mộ vua chúa đời
Châu đời Thương. Đặc biệt có rất nhiều đồ vật sơn mài và hàng tơ lụa rất đẹp
[22]. Theo một số websites đồ sơn mài vào thời đó trị giá cao hơn đồ đồng rất
xa. Về văn học, Khuất Nguyên, tác giả của áng thi văn nổi tiếng Ly Tao và Cửu
Ca, viết theo kiểu Sở Từ, cũng là người nước Sở, thời Sở Hoài Vương [27]. Sau
này Sở Bá Vương Hạng Yũ và Liu Bang, người thiết lập nên nhà Hán huy hoàng,
cũng gốc người nước Sở mở rộng (tỉnh Giang Tô bây giờ) [23].
Rất nhiều tài liệu (thí dụ [20][24]) vạch rõ tiếng nước Sở
trong thời mới lập quốc rất khác với tiếng Hoa mà Khổng Tử, Mạnh Tử thường
dùng. Tư Mã Thiên có viết trong Sử Ký: 'Người nước Sở họ Mị, người nước
Việt họ Tự' (xem [4]). Điểm này cũng dễ bị lầm. Tác giả quyển Mã Lai [4]
cũng như rất nhiều nhà khảo cứu Việt lầm Mị ở đây là Mị Nương. Mị là Mệ, dùng
để chỉ phụ nữ, theo họ Mẹ, của mẫu hệ. Sự thật, theo trích dẫn của nhóm
nghiên cứu tại đại học Massachusetts [24], 'Mị' thật ra là 1 trong 5 từ hiếm
hoi thuộc tiếng Sở ròng, may mắn còn sót lại cho đến ngày nay
'Mị' trong
tiếng Sở mang nghĩa 'con gấu'. Tiếng Hán đọc kiểu Việt chính là: HÙNG. Bởi
vậy tất cả hai mươi mấy đời vua chuá nước Sở đều mang họ Hùng: Hùng Yịch,
Hùng Cừ, Hùng Thông, Hùng Sì, .v.v. Mặc dù về sau, sau vụ Hùng Thông tự ý
xưng vương (tức Sở Vũ Vương), các con cháu kế vị vẫn giữ họ Hùng. Đó là lối
gọi họ của dòng vua chúa nước Sở theo tiếng Hoa. Chứ theo tiếng Sở đó là MỊ: 'Người
nước Sở họ Mị, người nước Việt họ Tự'. Đúng y như sử gia đầu tiên của Á
Châu, Tư Mã Thiên đã ghi lại. Nước Việt ở đây là U Việt của Tây Thi.
Như vậy
đối với lê dân nước Sở, lãnh tụ của họ thường xưng là 'Vương' và mang tên
giòng họ là 'Hùng', 'phiên dịch' thẳng từ tiếng Sở: 'Mị'. 'Hùng Vương' của
thời Hồng Bàng nước Việt, do đó có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng của
dân nước Sở sau khi đã di dân đến miền đất khác, trong hồi ức với ngày xưa, ở
vài thế kỷ sau.
Trở lại
vấn đề truy tầm tiếng Sở, ta thấy ngay nếu tìm ra được tiếng chủng nào hiện
nay có từ nào mang âm gần giống với /Mị/, và mang nghĩa 'con gấu' sẽ giải
quyết dứt khoát dân của chủng nào đã là dân 'chủ lực' của nước Sở thời xa
xưa. Rất tiếc trang web của nhóm nghiên cứu đại học Massachusetts chỉ cho
biết tiếng Lào (cũng chủng Thái) có từ chỉ gấu là /Hmị/. Và tiếng Thái, chính
là /Mik/. Ngoài ra, cũng có một hai mạng đặt giả thiết có thể người Hmong
(tức Miêu) đã là chủ nhân nước Sở. Rất may, chúng tôi sưu tầm được đầy đủ các
từ tiếng Thái, tiếng Mã Lai, tương đương với các từ hiếm của tiếng Sở, và xin
trình bày trong bảng đối chiếu như sau:
NHỮNG TỪ
THUỘC TIẾNG SỞ CÒN SÓT LẠI (trích từ [24])
SỞ
|
VIỆT
|
ENGLISH
|
THÁI
|
MALAY
|
HMONG
|
GHI CHÚ
|
Mị
|
Gấu
|
Bear
|
Mee (mii)
|
Beruang
|
Dais
|
Sở = Thái
|
Guk
|
Bú
|
Suckle
|
Duut (đút)
|
MenyeDUT
|
Nqus
|
Sở :: Thái::Malay
|
Mik
|
Mặt trời
|
Sun
|
Aathit
|
MATahari
|
Hnub
|
Sở= Việt= Malay :: Thái
|
Glap
|
Gươm
|
Sword
|
Krabee
|
Pedang
|
Ntaj
|
Sở = Thái :: Việt
|
U tu
|
Cọp (hổ)
|
Tiger
|
Suea
|
Harimau
|
Tsov txaij
|
Sở :: Thái
|
Chú thích:
(i) Dấu '=' mang nghĩa: ‘rất giống âm’. Dấu '::' chỉ: ‘có
âm gần gần giống’
(ii) 5 từ còn sót lại của tiếng Sở được trích dẫn từ trang
mạng của một nhóm nghiên cứu tại đại học Massachusetts ở Boston (Mỹ):
umass.edu/wsp/tools/languages/Chu/history.html.
(iii) Để ý tiếng Việt cũng dùng 'ĐÚT' nhưng mang nghĩa
khác, 'mớm ăn' spoon feed. Không phải 'Guk' như tiếng Sở, hay 'Duut' như
tiếng Thái, mang nghĩa 'Bú'. 'Guk' tiếng Sở phiên âm ra như 'Cấu' - xem Đông
Chu Liệt Quốc, sẽ thấy tên một vị tướng Sở: 'Đậu Cấu Ô Đồ'
(iv) Bởi cũng có một vài giả thuyết cho rằng người Hmong
(tức Miêu) là hậu duệ của dân Sở - nên chúng tôi đã truy cập tại địa chỉ:
ww2.saturn.stpaul.k12.mn.us/Hmong/sathmong.html để trích ra các từ Hmong
tương ứng với 5 từ thuần Sở này. Kết quả cho thấy tiếng Hmong có vẻ ít máu bà
con với tiếng Sở nhất. Để ý: người Hmong xưng 'tôi' bằng /Kuv/. Có lẽ người
Quảng Đông vay mượn /kuv/ của người Hmong và biến sang ngôi thứ 3: /koi/ =
nó, cô ấy,...
(v) Kết quả cho thấy rõ: Tiếng Thái giống tiếng nước Sở
nhất. Do đó, thành phần Yueh (Việt) chủ lực ở nước Sở thời mới lập quốc chính
là chủng THÁI. Đây là một trong những đóng góp chính của bài.
(vi) Để ý tiếng Mã Lai: Hari = ông Trời. Mat => Mặt. Do
đó, Mặt Trời => MATaHari (Mã Lai). “Mặt’ của tiếng Việt, rút tỉa một phần
từ /Myịện/ của một phương ngữ Trung Hoa (xem loạt bài ‘Từ chữ Nôm’ [25]), một
phần từ tiếng Mã Lai, y hệt: /Mat/ như trong ‘Matahari’. Để ý thêm, tiếng Mã
Lai gọi 'cọp' bằng 'HariMau' (Trời+Cọp). Cọp => Harimau (ông trời Cọp!) -
cũng có ít nhiều tính chất ngôn ngữ Việt Nam.
(vii) Đa số những từ cổ Sở này được gạn lọc từ những quyển
cổ sử Tàu như: Xuân Thu, Sử Ký, Tả Truyện, v.v. Riêng cái tên 'Đấu Cấu Ô Đồ'
chính là tên của một tướng nước Sở có trong bộ truyện 'Đông Châu Liệt Quốc'.
Bản dịch của Nguyễn Đỗ Mục (Nxb Văn Học, Hànội) có ghi: Cấu = Bú, Ô Đồ = Cọp.
Ông tướng Ô Đồ này hồi còn nhỏ bị bỏ rơi trong rừng, sống và lớn nhờ bú sữa
cọp. Trong 'quyển Mã Lai', Bình Nguyên Lộc, tác giả đầu tiên, đã chú ý đến
vấn đề này, nhưng không hiểu rút tài liệu từ đâu, ông ghi lộn 'Ô Đồ = bú sữa'
=> rồi liên kết với /Susu/ của tiếng Mã Lai, và 'Nậu = Cọp', (thay vì 'U
tu'), rồi kết với 'HariMau', tiếng Mã Lai. Mặc dù dùng dữ kiện hơi sai
trật (Nậu= cọp, thay vì đúng ra: U Tu), và quá chú tâm đến tiếng Mã Lai,
nhưng Bình Nguyên Lộc cho thấy ông đi trước các nhà khảo cứu Mỹ cũng vài chục
năm.
Chúng ta thấy khá rõ từ bản đối chiếu trên chủng Thái
chính là thành phần lê dân chủ lực của nước Sở vào thời xa xưa. Và cũng từng
là cư dân của các khu vực như: Tứ Xuyên (Thục), Quí Châu (Dạ Lang), Vân Nam
(Điền Việt), Lưỡng Quảng (Tây Âu). Còn những chủng nào ở tại Sở hay không?
Muốn biết xin tra cứu trên mạng, về tỉnh Hồ Bắc (Hubei) và Hồ Nam (Hunan),
cũng như nước Sở, theo pinyin quan thoại là 'Chu'.
Đai khái có vài ba nhóm người dân tộc hiện vẫn còn cư ngụ
tại địa bàn nước Sở xưa.
- Người Thổ gia (Tujia): Có giả thuyết cho họ xuất thân từ
đám Rợ đen (Wu Man) ở phía Nam Hồ Nam. Cũng có giả thuyết cho họ là hậu duệ
của người nước Ba ngày xưa. Nước Ba nằm cạnh nước Thục ở khu vực Tứ Xuyên
ngày nay. Phía Tây của Hồ Nam và Hồ Bắc. Cũng có thể họ là một trong đám rợ
Tây Nhung hay Khuyển Nhung, đã đánh phá nhà Tây Chu khiến vua Chu thiên đô về
Đông vào khoảng năm 770 TCN. Ít có khả năng nhóm người Thổ gia lại chính là hậu
duệ dân Sở. Bởi họ từ các khu vực khác di cư đến, và những nếp sống của họ
khác xa với dân Sở. Ngôn ngữ của họ giống Hoa ngữ hơn Sở ngữ. Với hình dung
từ đi trước danh từ, chứ không phải theo kiểu Thái - Việt, và Sở (như Thần
Nông). Dân Sở - tuy gốc rợ - nhưng đuổi kịp mốt Hoa Hạ rất nhanh.
- Người Hmong (tức Miêu [26]): Bình Nguyên Lộc [4] viện
dẫn nhiều lý do để bác bỏ chủng Miêu là nguồn gốc dân Việt Nam. Trong đó có:
(i) sọ người Miêu có chỉ số khác người Hoa và người Việt; (ii) Nếp sống, cho
đến ngày nay, vẫn còn dựa trên chăn nuôi săn bắn hơn là trồng lúa, làm rẫy;
và (iii) Ngôn ngữ của họ không giống tiếng Việt chút nào, như đã kiểm chứng
phía trên. Một vài trang mạng cho biết có giả thuyết cho rằng người Tàu cóp
chữ viết của Hmong tộc và tạo ra Hán tự. Gần đây trên báo mạng Viễn Du [26],
Trần Trúc-Lâm có cho một bài về người Miêu tại Trung Hoa và Việt Nam.
- Nhiều chủng khác, rất khó là chủng chủ lực tại Sở, như:
Đồng, Yao (thường xem như một chi của Hmong), Lo Lo, v.v.
- Và chủng Việt chi Lạc (tức Việt nam cổ), cũng đã có mặt
tại nước Sở. Nhưng không phải là thành phần chủ lực đa số. Và họ rất dễ hoà
chủng với dân Thái chủ lực, bởi Thái và Việt cổ chỉ là hai chủng lớn của Yueh
mà thôi. Rất giống nhau ở cổ thời. Chắc chắn chủng Việt cổ (Lạc) đã có mặt
chung quanh nước Sở, nhất là các nước nhỏ ở chung quanh, như: nước Quân,
Dong, Trịnh, Trần,... Và hai nước thật lớn ở ven biển là Ngô (Hạp Lư &
Phù Sai) và Việt (Câu Tiễn). Chủng Lạc còn có một nhóm không có đất nước gì
hết, nhưng 'nay chỗ này mai chỗ nọ' y như dân du mục, thường gọi Bách Bộc hay
Bộc Yiệt [4] [12] [20]. Để ý, theo [12] viết dựa trên các quyển cổ sử Tàu,
ban đầu nước Sở ưa liên minh với các nước cùng chủng như nước Thái (vâng, có
nước gọi tên thẳng là Thái chỉ chủng Thái (hay Âu)), để đi đánh các nước chư
hầu khác. Đến một hai trăm năm sau, vào khoảng năm 500 TCN, Sở có vẻ được Tàu
hoá kỹ rồi nên bắt đầu đấm đá với các khối chủng Yueh (trong đó có nước Thái
và đám Bách Bộc), và gọi họ là đám giặc Man.
Chủng Lạc đặc biệt tập trung rất đông ở phía Đông của Hồ
Động Đình, kéo ra tận biển. Đó chính là 'châu Dương' bao gồm các vùng đất
chiếm được của hai nước Ngô và Việt.
TÓM TẮT: Cư dân chủ lực của nước Sở ở thời Xuân Thu Chiến
quốc bên Tàu, trước khi được Hoa hoá, chính là dân thuộc chủng Thái, hỗn hợp
với dân chủng Hoa từ các nơi khác (như nước Châu chẳng hạn) di cư đến. Đặc
biết đám Bộc Việt (thuộc chủng Lạc) có mặt ngay tại nước Sở. Và cư dân của
vùng đất Sở đã chiếm được từ Ngô và Việt. Vùng đất mới này thường được gọi
Châu DƯƠNG.
TRUYỂN THUYẾT CỦA NGƯỜI SỞ DI CƯ
Xin trở lại với truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long quân, và
trích dẫn trang sử sách quen thuộc [9] về truyền thuyết con rồng cháu tiên
như sau:
'Cứ theo tục truyền thì Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua
Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ)
gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền
ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm
vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.
Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình Hồ
(Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ
Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.
Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm
Tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long nữ đẻ ra
Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.
Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một
lần được một trăm người con trai. Lạc Long quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là dòng
dõi Long-quân, nhà ngươi dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được.
Nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 ta đem xuống
bể Nam Hải.''
Qua bảng đối chiếu sự kiện trình bày phía trên, chúng ta
sẽ thấy rõ truyền thuyết con rồng cháu tiên chỉ là một sản phẩm trí tuệ của
con cháu những người di cư đến nước Nam, khởi xuất từ nước Sở của thời Xuân
Thu Chiến Quốc xa xưa. Một truyện cổ tích của người Mường, hậu duệ của người
Thái cổ - hợp chủng với người Lạc - nhưng vẫn giữ phần lớn cá tính của người
chủng Âu (tức Thái) tại nước Sở. Một nước nổi tiếng với văn hoá lãng mạn,
'sexy', cũng như những chuyện cổ tích u linh hoang đường. Cũng một nước thuộc
chủng Việt (chi Thái) suýt một chút có thể nhất thống nước Tàu và thay đổi
lịch sử tự cổ chí kim.
Đọc kỹ lại truyền thuyết bằng đọan văn ngắn ngủi phía trên
chúng ta sẽ thấy đoạn văn đó thật hết sức cô đọng, và nói lên hết tất cả
những gì thuộc về nguồn gốc dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, chúng ta để ý:
1. Truyền thuyết ghi thật rõ huyết thống và DNA của từng
mỗi một nhân vật. Rất chính xác và không hề sơ suất. 'Sâu sắc' nhất là cái
tên Kinh Dương Vương. Y cũng biểu tượng cho cả hai chủng Thái (châu Kinh) và
Việt (châu Dương), xuất phát từ Sở di cư về phía Nam. Kinh Dương Vương cũng
biểu tượng cho một người Thái lai Việt, bởi có Cha là Đế Minh (Thái) và mẹ Vụ
Tiên nữ (Việt). Bởi mẹ có mạng là chòm sao trông coi vùng đất Bắc Việt [17].
Rồi Kinh Dương Vương 'lấy' Long nữ con gái của Động Đình Quân, dân miền sông
hồ, thuộc chủng Lạc, nên
sinh ra Lạc Long Quân có máu và DNA gần như hoàn toàn Lạc
(Việt).
SỰ KIỆN
|
TÍNH CHẤT 'SỞ'
|
GHI CHÚ
|
Thần Nông
|
(a) tên viết theo văn phạm Thái-Việt; (b) có tượng với
đầu mang sừng trâu tại Hồ Bắc (Sở); (c) người Mường cũng thờ Thần Nông.
|
gốc Sở, 'người' Sở
|
Đế Minh
|
(a) Đế = Vua, đặt trước tên riêng 'Minh'; (b) đi 'tour'
loanh quanh trong khu vực thuộc chủng Yueh - chi Âu; (c) chỉ đi về hướng
Nam mà thôi
|
'dân Sở'
|
Ngũ Lĩnh
|
5 rặng núi thuộc địa bàn nước Sở, gần Động Đình Hồ,
thuộc Hồ Nam (Sở khi xưa)
|
địa danh Sở
|
nàng tiên
|
(a) Vụ Tiên nữ, cũng thuộc phía Nam nước Sở; (b) Taylor
[17] dẫn Vụ Tiên nữ mạng chòm sao trông coi Bắc Việt
|
địa bàn của TIÊN: núi. Chủng Lạc ở Sở
|
Đế Nghi
|
(a) tên theo văn phạm tiếng Thái; (b) làm vua phương
Bắc: chắc chắn trong địa phận Hồ Bắc (Sở); (c) Cổ sử Hoa cũng mơ hồ chỗ
này, bởi họ nhận cho oai Thần Nông là 'người' Hoa.
|
cũng
trong vòng nước Sở
|
Kinh Dương Vương
|
Những người từ châu KINH và châu DƯƠNG. Cả hai đều thuộc
Sở. Kinh= Thái. Dương= Việt. Cha (Đế Minh) người Sở gốc Âu. Mẹ (Vụ tiên nữ)
máu Lạc (Việt).
|
di cư của hai chủng từ đất Kinh và Dương
|
Xích Quỷ
|
(a) một tên tưởng tượng bắt chước: 'nước' Xích Địch, dân
màu da đỏ; (b) địa bàn phía Nam Ngũ Lĩnh có nhiều dân da màu thổ chu, phân
biệt với dân rợ da màu đen: U man; (c) Khu vực Tứ Xuyên (Thục xưa), chủng
Thái, gồm toàn đất đỏ
|
sẽ trở lại vấn đề 'Xích Quỷ' ở một bài khác.
|
Biên giới Xích Quỷ
|
(a) giống như biên giới khối Bách Việt, với chủng Âu tại
Sở làm chủ lực; (b) Khối Bách Việt này gồm 2 chi chính: Âu (Kinh) và Lạc
(Dương)
|
Sở chính là 'minh chủ' khối Bách Việt.
|
Động Đình Quân và Long Nữ
|
(a) Địa chỉ: Khu Động Đình Hồ, thuộc Sở; (b) Dân miền
sông nước => chủng Lạc
|
Bắt đầu giới thiệu chủng Lạc của khối Bách Việt
|
Lạc Long Quân
|
(a) Cha= Kinh DƯƠNG Vương > có gốc dân xứ Dương
(chủng Lạc); (b) Mẹ= Long nữ, gốc sông nước
|
quốc tịch Sở, chủng Lạc (Việt)
|
Âu Cơ
|
(a) Họ như chủng Âu; (b) con gái Đế Lai, chủng Thái; (c)
gốc nai đốm sao hay tiên: địa bàn núi rừng; (d) Người Mường xem như tổ mẫu;
(d) tên giống y như ái cơ của Sở Bá Vương Hạng Yũ
|
Hoàn toàn được nhấn mạnh và minh định: Chủng Âu, tức
Thái
|
Hùng Vương
|
(a) tên hiệu y như các vua chúa nước Sở: họ Hùng, tước
Vương => Hùng Vương; (b) 18 đời vua Hùng cóp y như 18 đời vua Hạ của Hoa
chủng; (c) Mang hai giòng máu Thái và Việt, biểu hiệu cho hợp chủng, để
chống Hoa.
|
Xem bài: '18 đời vua Hùng: Ý niệm về liên tục'
|
Phân ly
|
(a) Âu Cơ và Lạc Long Quân đều chia tay trong hai bản
Mường và Việt, bởi là hôn nhân dị chủng; (b) Trên thực tế, ít nhất có 3 lần
chia ly giữa 2 chủng: 1. Quảng Châu và Giao Châu, 2. người Mường và người
Kinh, 3. Thái Lan và Việt Nam. Cả hai chủng xuất thân từ Sở.
|
Phân ly giữa hai chủng tộc Việt - Thái, là một chuyện có
thật. Xảy ra ít lắm 3 lần.
|
Văn Lang
|
(a) Hoàn toàn không có trong thư tịch cổ của Tàu; (b) có
vẻ mô phỏng tên xứ 'Dạ Lang' (Quí Châu ngày nay), phía Nam Hồ Nam (Sở), gồm
chủng Âu (Thái) và Hmong.
|
Xem bài: 'Văn lang'
|
2. Tác giả cũng đã minh định rất khéo, theo lối ẩn dụ,
trong thời gian câu chuyện xảy ra, cả hai khối dân di tản, đặc biệt khối Thái
cổ, tức Âu hay Mường về sau, vẫn còn theo 'Mẫu Hệ' (matrilineal system). Bởi
ở chỗ:
- Tác giả cho những người được lên làm vua, chung một họ
mang nghĩa 'vua': ĐẾ. Như Đế Minh, Đế Nghi, Đế Lai, v.v. Nhưng tên cúng cơm
của họ cứ khác nhau loạn xà ngầu: Lộc Tục, cha của ... Sùng Lãm, chứ không
phải Lộc Lãm. Sùng Lãm có con mang tên Lạc Long Quân, họ Lạc cho tiện nghi
mang máu chủng Lạc (Việt). Theo mẫu hệ, con gái mới có quyền mang họ Mẹ [4]
[32]. Chỉ có Âu Cơ có vẻ mang họ Mẹ, nhưng tác giả tránh, và không tiết lộ
tên họ Mẹ của Âu Cơ.
- Đám theo Lạc Long Quân có vẻ thích theo văn minh Hoa Hạ,
nên vội bỏ mẫu hệ, chuyển mình theo phụ hệ, kiểu thế tập, qua việc chọn con
trưởng lên làm vua, xưng Hùng Vương. Xin nhấn mạnh, theo bản Mường, hai phe
vẫn giữ chế độ tù trưởng bộ lạc, hoặc cùng lắm kiểu 'liên minh bộ lạc' chứ
chưa đến kiểu 'nhà nước thế tập' như các nước chư hầu thời Xuân Thu Chiến
quốc ở miền Hoa Bắc.
3. Mỗi đám con theo Âu Cơ và Lạc Long Quân đều mang trong
người hai giòng máu, Thái và Việt. Điểm này cho biết sự tự do lựa chọn, ai
muốn theo mẹ lên núi thì theo, và ai muốn đi với cha về vùng đồng bằng gần
sông biển, thì đi. Trên thực tế, chắc chắn có một số đông người Thái cổ thích
ở lại miền đồng bằng, để rồi về sau trở thành người Kinh. Và ngược lại đã có
một số khác thuộc chủng Việt không thích Tàu và lên miền rừng núi, trở thành
Mường. Bình Nguyên Lộc [4] cho biết có một bộ tộc Mường đã được khám phá có
gốc Việt chay. Ngoài ra, sự hợp chủng giữa Thái và Việt có thể diễn tiến hằng
trăm năm trước đó khi còn giao tác và sống chung nhau bên sông Dương Tử. Đến
khi họ di cư tới khu bình nguyên sông Hồng, hai chủng vẫn sống hợp bên nhau,
xuyên qua thời Âu Lạc của Thục Phán, Nam Việt của Triệu Đà. Rồi cho đến lúc
kẻ thù năm xưa là Hoa chủng tái xuất hiện, vào khoảng thế kỷ thứ 1 trước Công
Nguyên, hai chủng mới nghĩ đến sự chia tay. Đó là lúc Âu Cơ và Lạc Long Quân
cãi vã với nhau và sau cùng xé bỏ hôn thú cũ, đã làm tại nước Sở.
KẾT
Còn rất nhiều điểm về việc giải mã truyền thuyết 'con rồng
cháu tiên' chưa được trình bày, dù trong dạng đơn sơ nhất, trong hai bài qua.
Qua phần tham khảo các tài liệu để viết nên bài này chúng tôi đã thu lượm một
vài nhận xét, như sau:
1. Thật ra vẫn có nhiều bài viết vài chục năm trước, như
[4] và [20], đã từng đề cập đến 2 chủng chủ yếu ở nước Sở là Thái và Việt.
Tuy nhiên, những tác giả này thường phải dựa được vào một số khung đối chiếu
có sẵn, và không vượt ra khỏi các khung đối chiếu đó. Bởi khung đối chiếu của
Tàu luôn có khuynh hướng không thèm phân biệt các chi chủng của khối Bách
Việt. Các vị tiền bối của ta cũng dễ rơi vào tình trạng tương tự. Thông
thường họ vẫn phải gộp chung lại các chủng Bách Việt thành một khối Mã Lai
hay chủng In-đô-nê-siên. Từ đó điểm căn bản nhất, sự phân biệt và cuối cùng,
phân ly giữa hai chủng Âu và Lạc, rất dễ bị lướt qua.
2. Những vị tiền bối thường xem những gì do người Tàu hoặc
Tây, hay Nhật viết đều có nhiều sức nặng hơn tự mình tìm tòi. Nhưng rất
thường, các tác giả Âu Mỹ Nhật, lại cũng dùng tài liệu Tàu hay của chính Việt
Nam để viết về sử Việt. Lại một cái vòng lẩn quẩn, rất khó thoát. Thí dụ: Bửu
Cầm [20] có một đoạn cho biết dân chủ lực tại Sở bao gồm chủng Bách Việt,
nhưng dẫn từ một tác giả Nhật Bổn. Đọc mãi mới thấy ông Nhật này lại dựa vào
'Đại Việt Sử Ký Toàn Thư' của Ngô Sĩ Liên.
3. Việc bỏ sót quan sát nước Sở như một cái nôi của dân
Việt có lẽ bắt nguồn từ chỗ cổ sử Việt mang nặng ảnh hưởng của sử sách Tàu.
Sử sách Tàu luôn cố ý che đậy việc khác chủng giữa Hoa tộc với các nhóm 'rợ
thật tiến bộ', như Sở, Ngô, Việt (Câu Tiễn), Bộc Việt (chúng tôi sẽ chứng
minh chính là người Hẹ), v.v. Từ đó, người Việt từ ngàn xưa, ngay cả những
người thích đọc Đông Châu Liệt Quốc, không bao giờ ngờ rằng người Sở trong
vài trăm năm đầu thuở lập quốc, toàn nói tiếng Thái và tiếng Việt cổ.
4. Những người viết sử Việt cũng thường không ra khỏi cái
khung nghiên cứu người Tàu đã vạch ra. Họ ưa chú trọng nhiều đến các chi
tiết, phần lớn có thể sắp vào hạng 'ngoại vi'. Đọc các tài liệu sử Việt,
chúng ta thường thấy, chữ này đáng lẽ phải viết làm sao đọc làm sao mới đúng.
Gần như cứ vài trang là có chuyện lỉnh kỉnh như thế, kể cả những quyển sử đồ
sộ, như [9] [10] [28]. Thí dụ: Trạch Hu Tống, vua nước Tây Âu, có phải thật
ra mang tên là Dịch Hu Tống hay chăng. Và gần đây có thêm một cái mốt: Bỏ bớt
tên 'Sách' của ông Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc, viện dẫn 'Sách' viết tiếp
theo 'Thi' có thể mang nghĩa 'Hỏi': ông Thi 'hỏi' (đồng nghĩa với: Sách) bà Trắc
có chịu làm vợ ông Thi hay không? Dựa trên các tài liệu viết bằng chữ Hán, và
hoàn toàn không ngờ rằng người Hán (Tàu) cũng rất mù mờ về các chi tiết hết
sức gút mắt của sử nước Việt cổ.
Nhìn chung, truyền thuyết con rồng cháu tiên khi mới nhìn
có vẻ mang tính chất 'đầu Ngô mình Sở'. Nhưng khi đọc đi đọc lại và so sánh
với bản Mường, chúng ta đã được dịp thấy rõ, rất có thể truyền thuyết đã được
dàn dựng và 'hiệu đính' với những 'lô-gích' hết sức chặt chẽ, gói ghém rất
nhiều dữ kiện súc tích lẫn thông điệp rất quan trọng dành cho hậu thế.
Phần lớn bài này tập trung vào chủng Âu tức Thái, như
chủng chủ lực ban đầu tạo dựng nên dân tộc và nước Việt Nam. Ở một bài khác
chúng tôi sẽ cố gắng phân tích đóng góp của các chủng Việt khác, theo 'truyền
thuyết con rồng cháu tiên' đã được biểu tượng bằng đám con đi theo Lạc Long
Quân.
Ghi Chú
[1] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mương – Géographie Humaine
et Sociologie. Institut d’Ethnographie. Paris
[2] Nguyễn Hiến Lê (2002) Sử Trung Quốc. Nxb Văn Hoá
[3] Website sau đây cho đầy đủ danh sách các triều vua
chúa bên Tàu: hostkingdom.net/china.html#Ch’u. Một vài pinyin cho việc tra
cứu: Sở = Chu (hay Ch’u); Châu = Zhou; Tề = Qi (hay Chi); Tần = Qin; Tấn =
Jin; Thần Nông = Shen Nong; Hồ Nam = Hunan; Hồ Bắc = Hubei; Thiểm Tây =
Shaanxi; Cam Túc = Gansu; Việt = Yue (hay Yueh); Đông Đình Hồ = Dongtinghu;
Tứ Xuyên = Sichuan; Vân Nam = Yunnan; Dương Tử = Yang Tze; Hoàng Hà = Huang
he; Người Miêu = Hmong; Hẹ = Hakka;…
[4] Bình Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt
Nam. Nxb Xuân Thu (USA) tái bản.
[5] Website về khảo cứu nước Sở ở đại học Massachusetts
(thành phố Boston): umass.edu/wsp/tools/languages/Chu/history.html OR
lexicon.html
[6] Muốn hiểu tiến trình đồng hoá về ngôn ngữ và lối sống,
đặc biệt giữa những chủng có cùng màu da, và trong hoàn cảnh hội nhập ... văn
minh, xin xem 'mô hình' nhận di dân ngày nay của các nước như Úc, Mỹ, Canada,
đặc biệt từ Âu Châu. Hội nhập và xử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ có thể xảy
ra chỉ trong vòng 1-2 thế hệ, hay năm sáu mươi năm.
[7] 'Cơ' trong tiếng Việt có thể phát âm như 'Kỹ', thí dụ
người Ca Kỹ 歌
姬 . Nhưng tiếng Hoa (quan thoại)
chỉ có một lối viết, một lối đọc: 姬 /Ji/ . Chuyện người hùng Hạng Yũ (Vũ) có thể tìm thấy
trên nhiều mạng khi tìm 'Xiang Yu'.
[8] Nguyên Nguyên (2005) Phải chăng người Việt cổ đã biết
tiếng Anh: Ai= I= Tôi. Xem báo mạng talawas.org, tháng 3, 2005
[9] Trần Trọng Kim ( 1971) Việt Nam Sử Lược. Trung Tâm Học
Liệu của Bộ Giáo Dục xuất bản. Đại Nam tái xuất bản tại Hoa Kỳ.
[10] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1497). Đại Việt Sử Ký Toàn
Thư. Thanh Việt và Phạm Ngọc Luật hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh.
Nxb Văn Hoá Thông Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam được
trình bày đầy đủ trên mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite
[11]
Nicola Di Cosmo (2002) Ancient China and its Enemies - The Rise of Nomadic
Power in East Asian History. Cambridge University Press
[12] Đường
Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm & Chu Chính Thư (2002) Mưu Trí thời Xuân Thu.
(Ông Văn Tùng & Vũ Ngọc Quỳnh dịch). Nxb Văn Nghệ, TP HCM
[13]
Chuyện cài áo bên trái cũng là một nét hết sức đặc trưng thuộc hội chứng dzị
ứng của chủng Hoa. Họ thấy người chủng Yueh, có lẽ thuận tay trái ngày xưa,
ưa cài vạt áo phía bên tay trái nên cho là kì, là man yi, … rợ. Người viết có
hỏi một bằng hữu người gốc Hải Nam. Bằng hữu cho biết mấy ông bà cụ thật già
vẫn còn có vạt áo trái. Người ngoài đường vẫn có thể chú ý như thường, và xem
cái đó ‘không hợp thời trang’, hoặc kém văn minh!
[14] Một
điểm trùng hợp của các địa bàn của chủng Âu tức Thái: Thức ăn tại các nơi này
đều rất cay. Y hệt như đồ ăn Thái Lan ngày nay. Mặc dù thức ăn Thái về sau
mang ảnh hưởng cà-ri Ấn Độ. Trước hết, đồ ăn Trùng Khánh - Tứ Xuyên (tức khu
nước Thục thời xưa, quê hương Đặng Tiểu Bình). Tiếp đến đồ ăn Hồ Bắc - Hồ Nam.
Rồi Vân Nam (tức Đại Lý hay Nam Chiếu, hoặc Điền Việt). Tứ Xuyên, Hồ Bắc Hồ
Nam, Vân Nam là 3 nơi có thức ăn cay nhất nước Tàu. Người viết đặc biệt đã có
zịp nếm được thức ăn thật ‘thuần túy cay’ của Tứ Xuyên (Chinatown), Hồ Nam
(Burwood), và Thái Lan (Redfern), ngay tại Sydney. Đặc biệt, món lẩu Tứ Xuyên
và cà-ri cổ truyền Thái, có chứa trong đó chừng một chục trái ớt hiểm, hai ba
‘chùm’ tiêu hột, xanh đen đủ thứ. Cay nhớ đời đến một hai ngày sau. (Độc giả
truy cập mạng về trang du lịch của mấy nơi này trên internet sẽ thấy họ đều
quảng cáo có một chuyện chung chung: thức ăn các nơi này rất cay. Phải chăng
đó hơn một sự trùng hợp ngẫu nhiên của các địa bàn chủng Âu tức Thái cổ?)
[15] Chử
Văn Tần (2003) Văn Hoá Đông Sơn – Văn minh Việt Cổ. Nxb Khoa Học Xã Hội.
[16] Hoài
Nam Wương Liu An (cháu của Liu Bang) thuật rõ trận chiến theo lối du kích của
dân Tây Âu trong quyển 'Hoài Nam Tử', 'xuất bản' trong khoảng thế kỷ 2 trước
Công Nguyên (xem [4] & [17]. Trong cuộc chiến đó, quân Tần giết được vua
Tây Âu là Trạch (Dịch) Hu Tống. Dân Tây Âu (tức Âu 'Việt') rút vào rừng kháng
chiến và giết lại được tướng Tần là Uất Đồ Thư. Một nhầm lẫn khác: nước Tây
Âu Lạc. Thật ra không có nước nào mang tên nước Tây Âu Lạc cả. Chỉ có nước
Tây Âu và nước Âu Lạc. Nước Âu Lạc nằm về phía Tây của Nam Hải. (xem [4]
& [17]). Đặc biệt Bình Nguyên Lộc đã dành cả một chương để bàn về vấn đề
này cùng những dụng ý khá mập mờ của những học giả Pháp, khi họ xuống cấp
Trạch Hu Tống, vua nước Tây Âu, thành tù trưởng.
[17] Keith
Weller Taylor (1983) The Birth of Vietnam. University of California Press
[18] Xem
website của British Council về gốc gác của binh lính Thục Phán: dân Tây Âu,
Viet%5FNam/Directories/Vi_ACYAIw-7879_ADs-t_Nam_Cultural_profile/-3194.html
[19] Keith
Weller Taylor [17] có dẫn một học giả Pháp thời tiền chiến, cho rằng có một
ngôi mộ ở miền Hoa Nam có thể là mộ của...Kinh Dương Vương. Theo thiển ý,
nhầm lẫn 'huyền sử' với ''người thật' của lịch sử, theo kiểu 'mộ của Kinh
Dương Vương', đã cho thấy ai cũng có thể bị 'tẩu hỏa nhập ma' với các vấn đề
cổ sử.
[20] Bửu
Cầm (1971) Tương quan giữa những hình chạm trên trống đồng Việt tộc và bài
'Đồng Quân' trong Sở Từ. Tập san SỬ ĐỊA, năm thứ VIII, số 25, tháng 1-3,
1971.
[21]
'Việt' trong 'Việt Nam' là một từ do quốc ngữ biến đổi từ 'Yiệt'. Bởi chỉ trừ
phương âm Triều Châu (và Phúc Kiến) có phát âm như /Wiật/ tất cả những thứ
tiếng khác, như Mường, Quan thoại, Quảng Đông, Sơn Đông, Hẹ, Nhật, ... đều
phát âm với âm /Y/ ở đầu, y như Yuệt. YUEH cũng chính là lối gọi tắt tỉnh
Quảng Đông. Nhưng viết khác, 'Việt' chỉ Quảng Đông, viết theo bộ Mễ: 粤. Trong
khi từ 'Việt' dùng để chỉ 'Việt Nam' họ viết 越, bao gồm
{Tẩu}+{Qua}.
[22] Để ý
Thái Lan (và Việt Nam) ngày nay cũng khá nổi tiếng với đồ sơn mài và hàng tơ
lụa.
[23] Để ý
người thiết lập nên nhà Hán và đưa từ HÁN vào để chỉ người Hán, Hán tự, Hán
tộc, v.v. là Liu Bang, gốc người xứ Giang Tô (Jiang su). Giang Tô chính là
địa bàn nước Ngô (với Ngô Phù Sai), một nước của rợ Việt, thuộc chủng ...Lạc.
Ngô về sau bị Câu Tiễn của U Việt dứt điểm. Sau đó Việt bị Sở thôn tính (333
TCN), sau khi liên kết với Tề. Bởi đất Giang Tô thuộc Sở trước khi Tần thôn
tính, nên cả Hạng Yũ và Lưu Bang đều được xem như người nước Sở. Cũng có thể
Liu Bang mang chút ít máu...Việt?
[24]
Website của đại học Massachusetts cho từ vựng của Sở:
umass.edu/wsp/tools/languages/Chu/history.html
[25]
Nguyên Nguyên (2004) Từ chữ Nôm đến quốc ngữ. Xem tại các báo mạng:
aihuucongchanh.com, honque.net, khoahoc.net, v.v.
[26] Người Hmong không thích người khác gọi họ bằng Miêu.
Miêu chính thật không phải nghĩa Mèo, như thường nhầm, nhưng mang nghĩa: Hạt
giống. Có rất nhiều websites về người Hmong trên mạng. Trong đó có các tạp
chí của giới khoa bảng nghiên cứu về người Hmong: hmongnet.org. Gần đây có
bài viết tiếng Việt rất sâu rộng về người Hmong, được đăng trên mạng: Trần
Trúc-Lâm (1999) Người Miêu: Lịch Sử của một dân tộc lưu vong. Xem báo mạng
Viễn Du: viendu.com
[27] Một trong những đóng góp của Sở vào nền văn hoá Trung
Hoa chính là Sở Từ, thường được xem ngang hàng với Kinh Thi của chủng Hoa.
Nổi tiếng nhất là bài Cửu Ca, do nhà thơ yêu nước Khúc Nguyên sáng tác. Khúc
Nguyên (340-278 TCN) là một đại thần, bà con với vua nước Sở. Sau khi dâng sớ
xin vua hãy đề phòng nước Tần, và nên liên kết với Tề ở phía Đông, cũng như
đề nghị vua nên bài trừ tham nhũng, Khúc Nguyên bị đám nịnh thần ghen ghét.
Vua Sở sau đó nghe lời đám nịnh thần cách chức và tống Khúc Nguyên đi lưu
vong. Trên bước đường lưu vong, Khúc Nguyên đã sáng tác nhiều áng văn thơ bất
hủ. Đặc biệt bài Cửu Ca, theo thể Sở Từ, rất 'ăn khớp' với các hình chạm trên
trống đồng. Bài Cửu Ca [20] cũng như hình chạm trên trống đồng (hay thạp Đào
Thịnh [4]) miêu tả hoạt cảnh lên đồng (shamanism) mà tột điểm chính là giao
hoan giữa người đồng cốt và thánh thần [4] [20]. Để ý việc lên đồng chính là
một 'cái đinh' cho nhiều nhà khảo cứu tìm tòi về nguồn gốc dân Việt (Nam)
(thí dụ: [4]). Theo thiển ý, thật ra cũng có thể shamanism (lên đồng) phổ
thông đối với chủng Thái cổ, hơn là chủng Việt. Rất tiếc sự phân biệt các
chủng Yueh (Việt) trong nhóm Bách Việt di cư đến bình nguyên sông Hồng trước
tiên, từ trước đến nay luôn luôn bị bỏ sót hay bi che mờ bởi nạn gộp các
chủng lại thành 1 khối, nên các nhà khảo cứu thường xem việc lên đồng là của
chủng Việt nói chung. Theo thiển ý, 'tông' giáo 'lên đồng' có vẻ của chủng Âu
tức Thái cổ, thời chưa di cư đến Bắc Việt, hơn là của chủng Lạc.
[28] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Người dịch:
Nguyễn Gia Tường. Người hiệu đính: Nguyễn Khắc Thuần. Nxb Thành Phố HCM
(1993). Có bản
được lên mạng tại perso.wanadoo.fr/charite
[29]
Stephen Oppenheimer (2001) Eden in the East – The Drowned Continent of
Southeast Asia. 2nd Impression. Phoenix
[30] Thật
ra một số từ tiếng Hán viết có thay đổi. Chung qui có lẽ người sau vì không
hiểu rõ vấn đề nên cố ý viết chữ Hán với một tự dạng khác. Y hệt như viết
'Ngu Cơ' và 'Âu Cơ' bằng hai chữ Hán khác nhau. Thật ra phát âm như một, cho
bất kỳ sắc tộc nào ở Trung Hoa hiện nay. Cũng ở vấn đề này, những nhà khảo
cứu trong nhiều thế kỷ sau dễ lướt qua, không chịu để ý đến cội nguồn hoặc
những từ vay mượn có tính ẩn dụ. Thí dụ: Kinh Dương Vương 經 楊
王 nếu viết y như vậy người đọc sẽ thấy ngay đó là châu
Kinh và châu Yương. Thế nhưng 'Dương' trong tên Kinh Dương Vương lại viết
khác, viết như 陽 , nghĩa 'thái dương', để tránh
chữ 'Dương' 楊 dùng để chỉ họ, mang nghĩa 'dương
liễu'. Thí dụ khác: Hùng Vương tại nước Sở được viết khác với Hùng Vương tại
'nước Văn Lang'. Vua Hùng ở Sở chính là chữ Tàu dịch từ 'Mị' tiếng Sở, mang
nghĩa con gấu: Hùng = 熊 . Vua Hùng theo truyền thuyết
mang nghĩa 'Hùng mạnh', hùng dũng, viết như: 雄 .
[31] Khúc
Nguyên, tác giả Cửu Ca, Ly Tao, cùng những áng thi văn bất hủ khác, sau khi
nghe tin nước Sở đã thất thủ trước quân Tần, đã tự trầm tại sông Mịch La vào
ngày 5 tháng 5. Ngày 5 tháng 5 từ đó trở thành Tiết Đoan Ngọ, một ngày cực
nóng ở Trung Hoa. Đó cũng là ngày nhân vật Trương Vô Kỵ của Kim Dung lên núi
Thiếu Lâm chiến đấu với 3 vị cao tăng để giải cứu Tạ Tốn. Vô Kỵ mạng Hỏa, rất
cần ngày tiết Đoan Ngọ để mạng Hỏa trở nên cực thịnh, mới chống lại được 3
cao tăng kia, thuộc mạng Thủy (Xem: Thử đọc lại Kim Dung (5): Cô gái Đồ
Long).
[32]
Website về một giống người vẫn còn theo mẫu hệ ngày nay:
|
|
đăng 00:00 15 thg 11, 2011 bởi Người dùng không xác định
[
đã cập nhật 00:01 15 thg 11, 2011
]
Thưa các bác:
Đã từ lâu tôi muốn viết một bài khảo luận về nước Nam Giao mà lắm bạn đọc mê truyện chưởng Kim Dung biết qua là nước Đại Lý có những nhân vật như Đoàn Nam Đế (Nhứt Đăng Đại Sư) qua bộ Anh Hùng Xạ Điêu, Đoàn Chính Thuần và Đoàn Dự trong bộ Lục Mạch Thần Kiếm & Thiên Long Bát Bộ...; thực tế Nam Giao là một vương quốc có thật, họ lập được nước Nam Giao cả 200 năm trước khi nước Việt Nam giành được độc lập từ nhà Nam Hán (737 vs 939 sau Công Nguyên). Theo tôi nghĩ, nếu không có nước Nam Giao thì dễ gì ông bà chúng ta dành được độc lập từ người Tàu, sau hơn cả 1,000 năm nước mình bị lệ thuộc và xem là một quận/huyện của Trung Hoa! Vì hoàn cảnh nào mà một dân tộc và đất nước kiêu hùng như Nam Giao/Đại Lý đã thành hình rồi mai một vào lịch sử....; Mời các bạn tham khảo và từ từ góp ý... vì Bí Bếp sẽ dán từ từ cho đến khi kết thúc bài viết nầy..!
Nước Nam Giao (có lúc sử/truyện mình còn gọi là Nam Chiếu), đôi khi còn viết là Điền Việt trước khi triều Đại Lý do Đoàn Tư Bình thay thế vào năm 902 sau Công Nguyên. Nước Nam Giao trước kia nằm ở khu vực tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên của Trung Hoa mà lúc sung mãn nhất vương quốc Nam Giao bắc giáp ranh với nước Thu Bồn, nam chiếm cả Miến Điện và Giao Châu (Bắc Việt) vào thế kỹ thứ 9 (năm 858), phía đông họ chiếm cả Ung Châu và Thành Đô (Chengdu) của nhà Đường. Nếu dựa theo huyền sử thì có lẽ chúng ta cũng có thể liên đới đến chuyện Lạc Long Quân dắt 50 người con xuống biển, nếu Âu Cơ dắt 50 người con lên núi (miệt Lĩnh Nam) thì các sắc dân của nước Nam Giao chúng ta có thể nhận là anh em của giống Việt tộc (Bách Việt) chăng?
Như chúng ta đã biết theo lịch sử thì khu Vân Nam và miệt Nam của sông Dương Tử đã có người sống từ nhiều ngàn năm về trước mà người Hán trước đó gọi là những nhóm Tây Di, Nam Man, và Bách Việt. Các dân tộc tập trung ở khu Vân Nam trước kia đông nhất là các bộ tộc người Bạch, người Di, người Thổ, người Hmong (Mèo), người Nùng. Người Bạch thuộc nhóm dân của người Thái mà ở Việt Nam cũng còn một số sắc tộc Thái sinh sống (Thái trắng, Thái Đen, Thái Đỏ... tên gọi khởi nguồn từ màu nhuộm chính của trang phục họ mặc). Trước kia, người Bạch sống rải rác quanh hồ Nhĩ Hải (Erhai lake) một vùng đất màu mỡ ở khu vực Vân Nam.
Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc có một vị tướng của nước Sở tên Sung Kiều, mang quân đến khu vực nầy mà lập nước có tên là Điền Việt tuy nhiên sử Trung Hoa không chép nhiều về nước Điền Việt nầy mãi cho đến thời Tam Quốc mà chính Khổng Minh Gia Cát giúp Lưu Bị dựng nước Thục (Hán) cầm quân đánh vào Nam Trung (Vân Nam) để chinh phục quân của Mạnh Hoạch và các sắc tộc mạn Nam Trung cũng chính là các dân tộc tiền thân của nước Nam Giao...; Chính nhờ hậu cứ Nam Trung cung ứng quân lương nồng cốt mà Gia Cát Lượng đã gầy dựng lực lượng để thực hiện việc tiến đánh Bắc Ngụy hầu tái lập nhà Hán có điều "mưu sự tại nhân thành sự tại thiên" nên kết quả mà hầu hết quí anh chị em đã rõ mặc dù quân Tây Thục dưới sự lãnh đạo của Lưu Bị dẫu có đắt nhân tâm nhưng cũng không qua được chướng ngại thiên thời của Bắc Ngụy hoặc địa lợi của Đông Ngô để rồi họ Tư Mã cuối cùng soán ngôi nhà Ngụy, dẹp Đông Ngô và Tây Thục, thống nhất được Trung Hoa để gầy dựng lên nhà Tùy sau đó.
Riêng vùng đất trong Tam Quốc Chí gọi là Nam Trung cũng chính là địa bàn của người Bạch, người Di là hai sắc tộc chính của khu vực Nam Giao quanh hồ Nhĩ Hãi thuộc tỉnh Vân Nam hiện nay. Sau thời Tam Quốc, khu vực nầy vẫn thuộc dạng tự trị, người Nam Giao ít bị sự điều khiển trực tiếp của người Hán. Theo Hán Sử thì người Nam Giao có sáu bộ tộc chính (Mông Huề, Việt Thác, Lãng Khung, Đằng Đạm, Mông Xá, và Thi Lãng). Bộ tộc Mông Xá nằm ở phương Nam của tỉnh Vân Nam nên có lúc bộ tộc nầy còn được gọi là tộc Nam Giao. Riêng ở Trung Nguyên, sau khi nhà Tấn suy sụp vào năm 420 (sau Công Nguyên), nước Trung Hoa lại bị phân chia loạn lạc; Lưu Dự soán ngôi nhà Đông Tấn tập nên nước Tống ở phương nam, mạn bắc thì nhà Ngụy kết hợp các sứ quân thành lập Bắc Triều. Nội loạn ở Trung Hoa kéo dài cả 200 trăm năm cho đến khi Đường Thái Tổ thống nhất lại Trung Hoa để lập nên nhà Đường từ năm 618.
Ở vùng Nam Trung vào năm 649 có một lãnh tụ tên là Tế Nô La của bộ tộc Mông Xá kết hợp được cả 6 bộ tộc mà thành lập nước Nam Giao. Tế Nô La xin triều cống và gửi con trai đến Trường An (thủ đô của nhà Đường) để làm con tin mà xin được phong vương, tuy nhiên Đường Cao Tông chỉ phong Tế Nô La chức Thái Thú của vùng đất Quế Châu (Vân Nam bây giờ). Sau đó con cháu của Tế Nô La vẫn tiếp tục giúp nhà Đường dẹp được loạn lạc ở Vân Nam từ năm 713-719, và nhà Đường hầu như giao hẵn vùng đất nầy cho người Nam Giao tự trị lấy. Đến năm 732, Bì La Cáp xin chiếu chỉ cùng Đường Huyền Tông để chính thức thống nhất các bộ tộc trong vùng mà chính thức lập thành nước Nam Giao. Trong thời gian nầy, nước Thu Bồn (Tây Tạng) đã trở nên cường thịnh và gây khó khăn cho ảnh hưởng của nhà Đường nên Đường Huyền Tông đồng ý phong vương cho Bì La Cáp hầu dùng nước Nam Giao làm bình phong để ngăn chận sự bành trước của nước Thu Bồn ở mạn Tây Bắc của Trung Hoa. Trên thực tế thì mãi đến năm 738 Bì La Cáp mới chính thức thống nhất được tất cả các bộ tộc của người Bạch và người Di ở trong vùng để xưng Vương. Như thế thì người Nam Giao đã thật sự độc lập cả 200 năm trước khi Ngô Quyền thắng trận Bạch Đằng mà dành độc Lập cho nước ta sau năm 938.
Sau 10 năm lập nước Nam Giao, Bì Lô Cáp mất vào năm 748; con của Bì Lô Cáp là Cáp Lỗ Phong kế vì và nuôi mộng bành trướng nước Nam Giao. Trong giai đoạn nầy, mối quan hệ của Nam Giao và triều Đường ở Trường An bị suy thoái cũng do sự gian tham của thái thú Trương Đà người có trách nhiệm giữ quan hệ với Nam Giao ở vùng nầy. Trương Đà liên kết cùng các thái thú trong vùng mà làm nhục quan thần của nước Nam Giao một khi họ phải đi triều cống; một số tài liệu có ghi rằng chính Trương Đà lắm lúc còn hãm hiếp cả vợ của các sứ thần Nam Giao, một đàng Trương Đà gửi báo cáo láo về Trường An rằng vua nước Nam Giao là Cáp Lỗ Phong có ý tạo phảo Đường triều.
Cáp Lỗ Phong nắm được tà ý của Trương Đà, ông cũng gửi thư giải bày cùng Đường Huyền Tông ở Trường An; nhưng bấy giờ Đường Huyền Tông đang đắm say tửu sắc cùng Dương Quí Phi bỏ mặc việc triều chính cho quan Tể Tướng là Dương Quốc Trung coi ngó. Dương Quốc Trung lúc đó đang dùng quyền thế lo vơ vét làm giàu nào xá gì chuyện cỏn con của đám Tây Di nên chiếu thư của Cáp Lỗ Phong không được Trường An giải quyết. Sau đó Cáp Lỗ Phong cất quân tấn công trả thù và giết được Trương Đà và tiến chiếm cả phía nam của vùng đất Tứ Xuyên. Dương Quốc Trung sau đó mới tìm cách chạy tội bằng báo cáo dối cùng Đường Huyền Tông rằng vua nước Nam Giao đã liên kết cùng nước Thu Bồn mà tạo phản mà đề nghị Đường triều nên dấy binh chinh phạt Nam Giao. Đường Huyền Tông cử 60,000 tinh binh chinh phạt Nam Giao. Cáp Lỗ Phong gửi sứ giả xin cầu hòa nhưng tiết chế của quân Đường (Xianyu...) bắt giam sứ giả và tiếp tục cất quân tiến đánh Nam Giao.
Cáp Lỗ Phong xin hòa không được ông mới lập bàn tế trời mà thề rằng "Nếu Trung Nguyên chấp nhận tôi, tôi vẫn sẽ luôn nhận triều đình là Chúa của tôi nhưng triều đình Trung Nguyên không nhìn tôi, từ nay Trung Nguyên sẽ thành kẻ thù của tôi." Sau đó Cáp Lỗ Phong gửi sứ giả đi liên kết cùng nước Thổ Phồn để cầu viện binh, cùng lúc ông cắt con trưởng dắt kỵ binh đánh phục kích chặn kỵ binh của Đường triều; riêng ông cũng thân chinh mà điều quân tổ chức phản công quân Đường. Do sự kết hợp giữa quân Nam Giao và Thổ Phồn, quân Đường bị đại bại; Sau đó tiết chế của nhà Đường là Lý Mỹ lại tập hợp một đạo quân lớn hơn bao gồm 100,000 tinh binh + 100,000 quân tiếp vận mà tấn công Nam Giao bằng đường bộ lẫn đường thuỷ (qua hồ Nhĩ Hãi). Đạo quân của tiết chế Lý Mỹ bại đại bại ở Hạ Quan (Xiaquan); qua hai trận đánh, quân Nam Giao tiêu diệt cả 260,000 lính của quân Đường; xác chết chất thành núi mà đến ngày nay di tích Mồ Tướng ở Hạ Quan và Mã Vạn Binh (trong công viên Thiên Bảo) vẫn là chứng tích cho sự thảm bại của quân Đường ở Nam Giao. Sau khi nhà Đường bị suy yếu do 8 năm loạn dấy nên bởi An Lộc Sơn (sử chép cả 2/3 tổng số dân Trung Hoa bị chết trong thời gian nầy), Cáp Lỗ Phong đã bành trướng lãnh thổ nắm giữ cả vùng Vân Nam, một khoảng của Tứ Xuyên, phía tây của Quí Châu, bắc của Miến Điện, Thái Lan, Lào, và ngay cả miền bắc của Việt Nam thời nay.
Về chuyện quân Nam Giao đã từng chiếm đóng Việt Nam (An Nam thời đó), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có trích theo sử Đường như sau:
Mậu Dần, 858, (Đường Đại Trung, năm thứ 12). Mùa xuân, người Nam Chiếu kéo đến đông, đóng ở bến đò Cẩm Điền. Vương Thức khi đó là Giao Châu kinh lược đô hộ sứ, sai người đến dụ, chỉ một đêm người Nam Giao đếu lại kéo đi. Nguyên nhân do đô hộ Lý Trác tham lam tàn bạo, mua hiếp bò ngựa của người Nùng, mỗi con chỉ trả cho một đấu muối (2 lít muối), giết tù trưởng Nùng là Đỗ Tồn Thành, dân Nùng oán giận, dẫn đường cho người Nam Giao đến lấn cướp biên giới. Tháng 5 năm ấy, người Nam Giao đến cướp, Thức đánh lui được.
Canh Thìn, 860, (Đường Ý Tông, Thôi Hàm Thông, năm thứ 1). Mùa đông, tháng 12, ngày Mậu Thân, người Nùntg dẫn quân Nam Giao hợp lại hơn 30.000 người, đánh chiếm phủ trị.
Tân Tỵ, 861, (Đường Hàm Thông, năm thứ 2). Mùa xuân, tháng giêng, vua Đường phát quân Ung, Quản và các đạo lân cận sang cứu Lý Hộ, đánh lại Nam Chiếu. Mùa hạ, tháng 6, ngày Quý Sửu, vua Đường sai phòng ngự sứ Diêm Châu là Vương Khoan làm Kinh lược sứ An Nam. Bấy giờ Lý Hộ từ Vũ Châu thu nhặt quân người địa phương Giao Châu đánh bọn Nam Giao, lấy lại được phủ thành.
Nhâm Ngọ, 862, (Đường Hàm Thông, năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2, Nam Giao lại vào cướp phá. Vương Khoan mấy lần sai sứ cáo cấp. Vua Đường sai Hồ Nam quan sát sứ là Sái Tập thay thế, đem binh các đạo Hứa, Hoạt, Từ, Biện, Kinh, Tương, Đàm, Ngạc, hợp lại 30.000, giao cho Tập để chống cự. Yếu thế, quân Nam Giao rút lui. Mùa đông, tháng 10, Nam Chiếu đem 50.000 người đến cướp, Tập cáo cấp. Vua Đường sai lấy quân hai đạo Kinh Nam, Hồ Nam 2.000 người và nghĩa chinh ở Quế Quản 3.000 người đến Ung Châu chịu lệnh tiết chế của Trịnh Ngu để sang cứu Sái Tập. Tháng 12, Tập lại xin thêm quân, vua Đường sắc cho Sơn Nam đông đạo đem 1.000 quân cung nỏ sang cứu.
Quý Mùi, 863, (Đường Hàm Thông, năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Ngọ, quân Nam Giao đánh chiếm phủ thành. Nam Giao hai lần chiếm Giao Châu, vừa giết vừa bắt gần 150.000 người. Khi rút lui còn lưu lại 20.000 quân, sai Tư Tấn giữ thành Giao Châu. Người Di Lão ở các khe động đều hàng phục cả. Vua Nam Giao cho thuộc hạ là Đoàn Tù Thiên làm tiết độ sứ phủ Giao Châu.
Giáp Thân, 864, (Đường Hàm Thông, năm thứ 5). Mùa thu, tháng 7, vua Đường cho Cao Biền làm Đô hộ tổng quản kinh lược chiêu thảo sứ.
Ất Dậu, 865, (Đường Hàm Thông, năm thứ 6). Mùa thu, tháng 7, Cao Biền sửa quân ở trấn Hải Môn. Biền đem hơn 5.000 quân vượt biển đi trước. Tháng 9, Biền đến Nam Định, Phong Châu, quân Nùng gần 50.000 đương gặt lúa, Biền ập đến đánh tan, chém được bọn Trương Thuyên, thu lấy số lúa đã gặt để nuôi quân.
Bính Tuất, 866, (Đường Hàm Thông, năm thứ 7). Mùa hạ, tháng 4, Nam Chiếu sai Trương Tập giúp Tù Thiên đánh Giao Châu, cho Phạm Nật Ta làm Đô thống Giao Châu. Giám trận nhà Đường sai Vi Trọng Tể đem hơn 7.000 quân đến Phong Châu. Biền được thêm quân, tiến đánh Nam Chiếu, nhiều lần đánh tan được. Tháng ấy, Biền đánh tan quân Nam Giao, giết và bắt sống rất nhiều. Nam Giao thu quân còn sót chạy vào châu thành cố giữ. Mùa đông, tháng 10, Cao Biền vây châu thành hơn 10 ngày, người Nùng rất khốn quẫn. Biền đến nơi đốc thúc khích lệ tướng sĩ, lấy được thành, giết Tù Thiên và Chu Cổ Đạo là người Nùng dẫn đường cho quân Nam Giao chém hơn 30.000 đầu. Quân Nam Giao trốn đi, Biền lại phá được hai động dân Nùng đã theo Nam Giao, giết tù trưởng. Người Nùng rủ nhau quy phục đến 17.000 người.
Sau đó triều đại Nam Giao bị suy yếu và bị lật đổ vào năm 902; sau ba lần thay ngôi, Đoàn Tư Bình mới thống nhất được các sứ quân Nam Giao vào năm 937 xong đổi tên nước thành Đại Lý. Thời bấy giờ họ Đoàn của nhà Đại Lý đã chịu sự ảnh hưởng sâu đậm của phái Mật Tông của Phật giáo (như triều Lý Trần ở xứ ta); Phật Giáo đã trở thành quốc giáo của xứ nầy. Đoàn Tư Bình đổi tên Đại Lý có ý là lấy giáo lý của Phật làm tên nước. Trước đó đạo Phật đã truyền sang Nam Giao qua ngã Thổ Phồn (Tây Tạng); vị vua cuối cùng của Nam Giao vì quá sùng đạo nên lơ là việc nước dẫn dắt đến sự truất ngôi, phân chia rồi được thống nhất do Đoàn Tư Bình bắt đầu triều Đại Lý.
 Bản đồ Trung Hoa vào năm 1142 AD
Nước Đại Lý từ năm 1142
Dòng họ Đoàn của Đại Lý kéo dài được 316 năm, truyền được 22 đời vua trong đó có 10 vị vua bỏ đi tu như Đoàn Chính Minh, Đoàn Chính Thuần, Đoàn Cảnh Hưng, v.v. (nhường ngôi cho con để làm Thái Thượng Hoàng như các vua Trần ở xứ mình).
Nước Đại Lý tuy theo đạo Phật nhưng tinh thần võ sĩ của họ vẫn khá mạnh. Ở mạn bắc quân Mông dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn cũng thống nhất được các bộ tộc mà làm mưa làm gió trên các chiến trường từ Âu sang Á. Quân Mông bị quân Đại Lý cầm chân ở khu vực hồ Nhĩ Hãi khá lâu mà vẫn không phá vỡ được sự phòng thủ của quân Đại Lý. Theo sử liệu, thì quân Mông được có sự chỉ dẫn của một người Đại Lý phải bội, giúp kỵ binh của họ vượt qua đèo ở dãy núi Thương Sơn hiểm trở bằng đường bí mật mà đánh tập hậu phá được quân Đại Lý vào năm 1274. Sự kiện nầy đã dẫn đến sự kết thúc của nước Nam Giao - Đại Lý được thiết lập sau 5 thế kỹ (738-1253).
Sau khi quân Mông thôn tính xong nước Đại Lý, họ mới tính chuyện "mượn đường" từ nước ta mà đánh bọc lên nhà Nam Tống để thâu gọn nước Trung Hoa, mới có cuộc chiến đầu tiên của quân Mông cùng quân Đại Việt. Sau khi nước Đại Lý bị quân Mông chiếm và sát nhập vào Trung Hoa từ năm 1274 để lập nên nhà Nguyên. Suốt thời gian nước Đại Lý bị quân Mông chiếm đóng, các hoàng thân quốc thích của dòng dõi họ Đoàn vẫn tiếp tục nỗ lực kháng chiến; một số đã kết hợp cùng người Hoa mà dẹp được nhà Nguyên để thành lập nhà Minh. Tuy nhiên Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã nuốt lời mà bắt lãnh tụ người Đại Lý là Đoàn Thế phải đổi tên nước thành phủ Vân Nam và nước nầy đã trở thành một tỉnh của Trung Hoa kể từ năm 1398.
Trong giai đoạn chống lại quân Nguyên, một số quân Đại Lý cũng đã chạy xuống mạn nam, một số hoàng thân Đại Lý từ từ thiết lập hậu cứ thành nước Lana Thái, Miến Điện, và Lào. Cũng do sự bành trướng của những nước mới thành lập nầy mà vương quốc Khmer đã bị suy đồi kể từ đó....
TB: Bí Bếp đã soạn dỡ bài viết nầy, mong có dịp sẽ tu chỉnh rõ ràng hơn nhất là có sự đính kèm những nguồn trích dẫn cụ thể sau. Trong lúc chúng ta góp nhặt một số bài viết mang tính cách tìm hiểu hơn là nghiên cứu ... nên mong có sự thông cảm. Bí Bếp lắm lúc suy nghĩ rằng nếu nhà Đường không bị kiệt quệ và tàn rụi sau loạn An Lộc Sơn và thất bại trong việc đối phó với nước Nam Chiếu thì liệu Việt Nam có thể "dành độc lập" từ sự điều khiển cúa Trung Hoa chăng? Dựa theo bối cảnh lịch sử thì nước Nam Chiếu được thành lập cỡ 200 năm trước khi Đại Việt thật sự thành công cắt lìa từ sự điều khiển của Trung Nguyên (739 AD so với 938 AD.)
Mặc dù dựa trên khía cạnh địa hình thì nước Nam Chiếu/Đại Lý từ mạn Vân Nam cũng chia sẻ chung biên giới với nước ta (Đại Việt) nhưng dựa theo các văn bản, thư tịch và sử Việt (từ quyển VNSL, cho đến An Nam Chí Lược, Đại Việt Sử Lược, ngay cả tập Thiền Uyển Tập Anh, v.v.) thì những bài ghi chép về sự quan hệ giữa hai nước trong khoảng thời gian ổn định của Đại Việt & nước NamChiếu-Đại Lý (1009 AD - 1257 AD) thì quá ư là... khiêm tốn.
Nhắc lại từ lúc nước Nam Chiếu được thành lập cho đến lúc nước ta tạm ổn định (chỉ sau thời Lý Thánh Tông) thì xứ ta chưa có sử chính thức vì thế mình phải dựa vào các văn bản của nhà Đường và nhà Tống để so lại thí dụ như Phàn Xước, một quan địa phương của triều Đường ở Hà Nội đã soạn một bộ "Man Thư" tổng hợp 10 quyển đã nhắc đến sự giao thương giữa An Nam & nước Nam Chiếu (khu vực tỉnh Vân Nam hiện giờ) như sau:
“Từ An Nam đi đường thuỷ lên Phong Châu 2 ngày, Đăng Châu 2 ngày, đến Trung Thành Châu 3 ngày, đến Đa Lợi Châu 2 ngày, đến Kỳ Phú Châu 2 ngày, đến Cam Đường 2 ngày, đến Hạ Bộ 3 ngày đến sách Lê - Vũ - Bôn 4 ngày, đến Cổ Dũng - Bộ 5 ngày. Trở lên cộng 25 ngày đều là đường thuỷ" (quyễn 1).
Theo văn bản thì dân Nam Chiếu đã trao đổi cùng người An Nam các số mặt hàng như sau; họ mua các loại hải sản, chính yếu là muối biển và vỏ sò (thứ họ dùng như một đơn vị tiền tệ để trao đổi giữa một số dân tộc ở vùng thượng du); còn họ đổi lại cho chúng ta những mặt hàng chính yếu như bò, ngựa, tơ lụa, và khí giới. Thời nhà Lý đến thời Lê ở Việt Nam chú trọng phát triển các chợ đường biên, đồng thời dành riêng một số khu vực trên sông Hồng xây dựng thành trung tâm thương mại như vùng Bảo Thắng (Lào Cai), Tam Kỳ (vùng Bạch Hạc - Việt Trì), Trúc Hoa (vùng Phú Thọ)... Nước Nam Chiếu còn lập một cơ quan chuyên quản lý mậu dịch là “Hoà Sảng”. Các chợ đường biên, dân hai nước trao đổi, buôn bán khá mạnh mẽ. Năm 1012, người Nam Chiếu đem hàng vạn ngựa sang buôn bán ở các huyện vùng biên. Các chợ Bảo Thắng (Lào Cai), Mạn Hảo (Mông Tự) chợ Bách Lẫm (Yên Bái)... đều trở thành trung tâm buôn bán khá sầm uất giữa hai nước. (Dựa theo cuốn Văn Hóa Nam Chiếu-Đại Lý, trang 213-214).
Theo ĐVSKTT thì năm 1096 AD (thời vua Lý Nhân Tông), có kẻ dùng lợi dụng một tù binh người Nam Chiếu dùng "phép thuật" để ám sát nhà vua nhưng kết hoạch bất thành(?) Có văn bản cho rằng nước ta có buôn bán nô lệ cùng nước Nam Chiếu và Chiêm Thành tuy nhiên so với chính sử và nhất là sự ảnh hưởng của đạo Phật (quốc giáo) thời triều Lý thì quan niệm phản đạo đức như vậy khó mờ được pháp luật nhà Lý cho phép! Theo suy đoán của tôi thì người Chiêm có buôn bán nô lệ nhưng người Việt trước giờ (dựa theo lịch sử) thì dân ta đã không có tập tục như thế.
Còn một số chi tiết có quan hệ đến chiến tranh giữa Nam Chiếu & An Nam (thời nhà Đường) thì chúng ta có thể đọc những khoảng đã chép như sau: (Dựa theo cuốn Tự Trị Thông Giám) Vào năm 858 nhà Đường dùng Vương Thức làm quan Kinh lược Đô hộ sứ. Đến năm 860 nhà Đường dùng Lý Hộ làm quan Đô hộ và cũng năm này quân Nam Chiếu công hãm thành phủ, Lý Hộ bỏ chạy. Lại theo "Tư trị thông giám" thì sử này chép: Lý Hộ đến phủ liền giết viên tù trưởng Mán là Đỗ Thủ Trừng. Bộ hạ của Đỗ Thủ Trừng xúi giục quân Nam Chiếu vây đánh phủ thành. Lý hộ thua chạy về Vũ Châu. Vua Đường trách Lý Hộ về tội sát hại Thủ Trừng, lại làm mất phủ thành bèn giáng Lý Hộ làm Tư Hộ Đam Châu, sau lại lưu đày dài hạn ở Nhai Châu và Diêm Châu. Đồng thời muốn thu phục lòng dân, cốt cho yên, vua Đường mới truy tặng cho thân phụ của Thủ Trừng là Đỗ Tồn Thành chức kim ngô tướng quân.
"Khâm định Việt sử Thông giám cương mục" chép: Đỗ Tồn Thành bị quan Đô hộ Lý Trác giết. Đám dân Mán oán giận, đem quân Nam Chiếu vào cướp phá. Lý Trác là một viên quan tham lam tàn bạo, hà khắc và tham nhũng. Y thường mua ép bò ngựa của người Mán, mỗi đấu muốn đổi một con bò.
Dựa theo ĐVSKTT thì chúng ta có thể chiết một số dữ kiện có liên hệ đến người Nam Chiếu & dân An Nam như sau:
Cao Biền là người tướng giỏi nhà Đường, vốn dòng võ tướng môn, tính ham văn học, quân sĩ đều có lòng mến phục. Năm Ất Dậu (865), Cao Biền cùng với quan Giám Quân là Lý Duy Chu đưa quân sang đóng ở Hải Môn. Nhưng Lý Duy Chu không ưa Cao Biền, muốn tìm mưu làm hại. Hai người bàn định tiến binh. Cao Biền dẫn 5.000 quân đi trước, Lý Duy Chu không phát binh tiếp ứng. Tháng chín năm ấy quân rợ đang gặt lúc ở Phong Châu (huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên), Cao Biền đến đánh cất lẻn một trận, giết được nhiều người, rồi lấy thóc gạo nuôi quân lính. Đến tháng 4 năm sau (866), Nam chiếu cho bọn Dương Tập, Phạm Nê Ta, Triệu Nặc Mi sang giúp Đoàn Tù Thiên để giữ Giao Châu. Khi bấy giờ có tướng nhà Đường là Vi Trọng Tể đem 7.000 quân mới sang, Cao Biền nhân dịp mới phát binh đánh được mấy trận, cho người đưa tin thắng trận về Kinh, nhưng mà đi đến Hải Môn, Lý Duy Chu giữ lại, không cho triều đình biết. Trong triều mãi không thấy tin tức gì, cho ra hỏi, thì Lý Duy Chu tâu dối rằng Cao Biền đóng quân ở Phong Châu không chịu đánh giặc. Vua nghe tin ấy, nổi giận sai Vương Án Quyền ra thay, và đòi Cao Biền về hỏi tội. Ngay tháng ấy Cao Biền phá quân Nam Chiếu và vây La Thành đã hơn 10 ngày rồi, chỉ nay mai thì lấy được, bỗng chốc được tin Vương Án Quyền và Lý Duy Chu sang thay. Cao Biền liền giao binh quyền cho Vi Trọng Tể, rồi cùng với mấy người thủ hạ về Bắc. Nhưng trước Cao Biền đã sai người lẻn về Kinh dâng biểu tâu rõ tình trạng. Vua nhà Đường biết rõ sự tình, mừng lắm, lại cho Cao Biền thăng trật và sai trở sang cầm quân đánh Nam Chiếu.
Bọn Vương Án Quyền và Lý Duy Chu lười biếng không vây đánh gì cả, đến khi Cao Biền trở sang mới đốc quân binh đánh thành, giết được Đoàn Tù Thiên và người thổ làm hướng đạo là Chu Cổ Đạo. Còn những động Mán Thổ ở các nơi xin về hàng rất nhiều. Đất Giao Châu bị Nam Chiếu phá hại vừa 10 năm, đến bấy giờ Cao Biền lấy lại, đem về nội thuộc nhà Đường như cũ.
Công Việc Của Cao Biền. Vua nhà Đường đổi An Nam làm Tĩnh Hải, phong cho Cao Biền làm Tiết Độ Sứ. Cao Biền chỉnh đốn mọi công việc, lập đồn ải ở mạn biên thùy để phòng giữ giặc giã, làm sổ sưu thuế để chi dụng việc công20. Cao Biền trị dân có phép tắc cho nên ai cũng kính phục, bởi vậy mới gọi tôn lên là Cao Vương.Cao Biền đắp lại thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch. Thành ấy bốn mặt dài hơn 1982 trượng linh 5 thước, cao hai trượng linh 6 thước, đắp một đường đê bao bọc ở ngoài dài hơn 2125 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng rưỡi, dày 2 thượng. Trong thành cho dân sự làm nhà hơn 40 vạn nóc (?). Sử chép rằng Cao Biền dùng phép phù thủy khiến Thiên Lôi phá những thác ghềnh ở các sông để cho thuyền bè đi được. Thiên Lôi ấy có lẽ là Cao Biền dùng thuốc súng chăng?
Tục lại truyền rằng Cao Biền thấy bên Giao Châu ta lắm đất đai đế vương, thường cứ cỡi diều giấy đi yểm đất, phá những chỗ sơn thủy đẹp, và hại mất nhiều long mạch. Những chuyện ấy là chuyện ngoa ngôn, không có lẽ gì mà tin được. Năm Ất Vị (875) vua nhà Đường sai Cao Biền sang làm Tiết Độ Sứ ở Tây Xuyên (Tứ Xuyên). Biền dâng người cháu họ là Cao Tầm làm Tiết Độ Sứ ở giao Châu. Nhà Đường tuy lấy lại được đất Giao Châu nhưng bên Tàu lại sắp loạn, giặc cướp dần dần nổi lên, ngôi nhà vua cũng dần dần sắp đổ, nước Tàu lại chia rẽ làm mấy nước, cho nên ở xứ Giao Châu cũng có sự biến cải.
Đến năm thứ 4 (niên hiệu Hàm Thông năm Quý Vị- 863- ND) mùa xuân, tháng giêng Nam Chiếu lại đốc suất năm vạn Man binh sang đánh. Phủ thành lại bị công hãm mà viện binh thì không đến. Quân tả hửu của Thái Tập ra sức đánh. Thái Tập, mình trúng mười mũi tên, muốn xuống thuyền mà không kịp phải chết chìm dưới nước. Lúc ấy có tướng được phong tước Ngu hầu Kinh Nam là Nguyên Duy Đức bảo binh sĩ rằng: "Bọn chúng ta không có thuyền bè, xuống nước thì chết, chi bằng hãy quay trở lại phủ thành cùng với Man binh đánh nhau, mỗi một thân xác của chúng ta đổi hai mạng quân Man cũng có lợi". Rồi bèn từ phía đông cửa La Thành mà tiến vào. Quân Man không phòng bị. guyên Duy Đức tung lính vào đánh giết hơn hai chục ngàn người. Ngày hôm sau, tướng của Man binh là Dương Tư Tấn ra đánh. Nguyên Duy Đức tử trận. Man binh nhân đó mà giết địch quân gồm mười lăm vạn. Sau đó, vua ý Tông nhà Đường cho lưu lại hai vạn người2. Các đạo binh còn lại được gọi về. lại bãi bỏ phủ Đô hộ An Nam đặt Hành Giao Châu ở Trấn Hải Môn, dùng Tống Nhung làm Thứ sử Giao Châu. Đến tháng 7 thì đặt phủ Đô hộ trở lại.
Năm thứ 5 niên hiệu Hàm Thông (năm Giáp Thân- tức 864- ND) vua Đường Ý Tông cho Quan Tổng Quản Kinh Lược sứ là Trương Ân đương luôn các việc ở An Nam. Trương Ân dừng lại, chứ không chịu tiến nhiệm. Hạ Hầu tiến cử Cao Biền đến thay Trương Ân.
Cao Biền tự là Thiên Lý cháu của Cao Sùng Văn vậy. Ở trong quân ngũ thì nhún nhường. Thích đọc sách, ưa đàm luận về người xưa. Lúc nhỏ theo giúp ông Châu Thúc Minh. Một hôm có hai con chim (diều hâu) đang bay, Cao Biền trương cung mà khấn rằng: "Nếu tôi được phú quý thì bắn trúng vậy". Rồi bắn một phát mà hai con chim đều xâu vào mũi tên. Dân chúng vô cùng kinh ngạc mới gọi Cao Biền là: "Lạc điêu thi ngự". Sau vì có công, Cao Biền được thăng làm Phòng ngự sứ Tần Châu (thuộc tỉnh Thiểm Tây bây giờ-ND). Lúc bây giờ đất đai Giao Châu đã lọt vào tay quân Nam Chiếu5 Hết cả. Năm thứ 5 niên hiệu Hàm Thông (tức năm Giáp Thân- 864 đời vua Ý Tông nhà Đường) vì Cao Biền là Kiêu vệ tướng quân6 nên được cho lãnh chức Kinh lược chiêu thảo sứ phủ Đô hộ An Nam. Nhà vua lấy hết binh tướng của Trương Ân mà ủy thác cho. Tháng 9 Cao Biền đến châu Nam Phong. Dân Man đông đến năm mươi ngàn người, đang mùa gặt lúa, Cao Biền đánh úp một trận, phá hại dữ dội rồi tiến sang đánh quân Nam Chiếu. Lại phá được quân Nam Chiếu, giết tướng ấy là Đoàn Tù Thiên và chem. binh Mường (thổ Man) hơn vạn cái thủ cấp. ---------------------------------------
Đây chỉ là một số văn kiện liên hệ đến nước Nam Chiếu mà tôi đã sao lược được; hi vọng sẽ có người tìm ra nhiều chi tiết cụ thể hơn về nước Nam Chiếu - Đại Lý, một đất nước đã tồn tại trên 500 năm rồi bị mai một sau khi bị quân Mông Cổ tiến chiếm.
Nghĩ lại, ông bà chúng ta đã hi sinh khá nhiều xương máu nên người Việt ngày nay vẫn còn một dãi đất để gọi là nước Việt Nam mà chúng ta đều có thể lấy làm hãnh diện. Vài dòng chia sẻ và mong có sự tham luận và góp ý thêm từ các bác
Bác Bí Bếp tư liệu nhiều, kiến thức rộng khiến mọi người rất phục. Nhân bài về Nam Chiếu của bác, em có vài thắc mắc mong bác chỉ bảo thêm
- - - - - -- - - - - - Nam Chiếu và Đại Lý là sự kế tục liên tiếp nhau hay là giống kiểu Phù Nam và Chân Lạp ?
- Từ "Chiếu" có nghĩa là gì ạ? và nước Nam Chiếu thực sự bắt đầu xuất hiện từ năm nào? + Nếu theo chú thích trong Lịch sử VN tập 1 của Uỷ ban khoa học xã hội VN xuất bản năm 1971 thì: "Địa bàn cư trú của Nam CHiếu ở miền tây và tây bắc tỉnh Vân Nam, trung tâm là Đại Lý (Côn Minh). Chiếu là tên gọi thủ lĩnh người dân tộc. Cả thảy có 6 chiếu, tức 6 bộ lạc lớn. CHiếu Mông Xá ở phía Nam nên gọi là Nam Chiếu. Nửa đầu TKỷ VIII Nam Chiếu cường thịnh chiếm đất của 5 chiếu kia, dựng thành 1 nước lớn, dần hàng phục được nước Phiếu (Miến Điện), phát triển về phía Tây tới giáp Ấn Độ, tây bắc giáp Thổ Phồn (Tây Tạng), phía nam giáp miền Tây bắc nước ta"
+ Trong lịch sử VN tập 1 của Đại học sư phạm, xuât bản năm 1980 thì viết: "Bấy giờ người Tày sống ở Vân Nam và Tây bắc nước ta rải rác khá đông. Họ tụ tập thành 6 bộ lạc lớn, đứng đầu là quân trưởng thường gọi là chiếu. Sáu chiếu đó là: Mông Tuấn, Việt Tích, Lãng Khung, Đằng Đạm, Phi Lãng và Mông Xá. Chiếu Mông Xá ở phía nam nên còn gọi là Nam Chiếu Vào cuối đời Khai Nguyên nhà Đuờng (713-741) Nam Chiếu dưới quyền cai trị của quân trưởng Bì La Cáp hùng mạnh lên, trong khi 5 chiếu kia suy yếu đi. Bì La Cáp bèn lấy của cải đút lót cho tiết độ sứ Kiếm Nam là Vương Dực xin hợp các chjiếu khác làm 1. Được sự giúp đỡ của Vương Dực, Nam CHiếu thống nhất 6 chiếu thành 1 nước lớn, được nhà Đường đặt tên là Quy Nghĩa. Bì La Cáp xin thần phục nhà Đường nên được vua Đường phong làm Vân Nam vương. Kinh đô Nam chiếu đóng ở thành Đại Hòa (gần Côn Minh). Khi loạn An Sử bùng nổ, nhà Đường suy yếu, con Bì La Cáp đem quân chinh phục các bộ lạc xung quanh, hùng cứ cả vùng tây nam Trung Quốc"
Thế nhưng nếu theo sách Tân đính Lĩnh Nam chích quái thì có đoạn nói từ thời Ngô Tôn Quyền, Nam Chiếu đã hùng cứ, quân Ngô bất lực ko làm gì được
- Lãnh thổ Nam chiếu cụ thể tương ứng với những khu vực nào hiện nay?, ngoài bản đồ ở trên, bác có bản đồ nào rõ hơn biên giới giữa Đại Việt và Nam Chiếu ko?
Thường thì đa số nói Nam CHiếu ở vùng Vân Nam ngày nay, nhưng sách Tân đính Lĩnh Nam chích quái thì Nam Chiếu chính là hậu duệ của Triệu Đà, cuối đời Tấn có 2 tù trưởng là Triệu Ông và Triệu Dịch dẫn quân chiếm được nước Tây Bà Dạ (nay thuộc vùng Quỳ Châu-Nghệ An), chia làm 2 miền là Qùy Châu và Diễn Châu, đắp thành, dựng miếu ở Bảo Chướng (nay thuộc Cao Xá, Diễn Châu). Tướng nhà Tấn là Tào Nhĩ đánh dẹp nhưng ko được.
Cũng trong sách Tân đính này, ở phần chú thích cho biết: Chiếu nghĩa đen là lệnh của vua ban xuống, ở đây nói bóng là Mật lệnh của Vũ vương Triệu Đà trong di chúc để lại cho con chaú tìm cách khôi phục quyền uy. Như vậy "chiếu" ở đây ngầm được coi là "người kế tục" họ Triệu...Chiếu Mông XÁ đứng đầu 6 chiếu nhưng đóng căn cứ ở cuối, vùng cực nam giáp giới đèo Ngang, còn các chiếu khác rải dài theo miền núi từ Vân Nam đến tây Thanh, Nghệ và theo miền biển trên các hải đảo đến cửa Nhượng, cửa Khẩu (Hà Tinh ngày nay)
- Chính xác tên các chiếu hợp thành Nam chiếu là gì ? + Sáu chiếu là: Mông Tuấn, Việt Tích, Lãng Khung, Đằng Đạm, Phi Lãng và Mông Xá (Nam Chiếu)_ (lịch sử VN tập 1, Đại học sư phạm, xuât bản năm 1980) + Sáu chiếu theo sách Tân đính Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh): Mông Xá (Nam Chiếu), Mông Huề, Việt Tích, Lãng Khung, Đặng Anh, Thi Lãng
- Ngoài tên gọi Nam Chiếu, Đại Lý thì quốc gia này còn tên nào khác ko ? Vì trong sách Tân đính viết: "Trước kia Nam Chiếu còn thịnh, đổi quốc hiệu là Đại Đắc, sau xét ko hay đổi là Lão Qua rồi lại đổi là Đại Lý. Lúc đó, thời Lê Thánh Tông lại đổi là Đại Man". Còn ở chú thích có đoạn: " Nam Chiếu xuất hiện ngay sau khi quân của Lữ Gia tan rã, lúc đầu có căn cứ mạnh, nhất là ở vùng Vân Nam, Quảng Tây, vùng Lào, tây Thanh, Nghệ...Thời Ngũ Đại, Đoàn Tử Bình chiếm đất cũ, thành cũ của Nam Chiếu ở Vân Nam, mới đổi là Đại Lý, ko rõ có liên quan gì với tên Triệu Ông Lý, vua đầu tiên của Nam CHiếu, vốn dòng dõi Triệu Đà hay ko? Đến đời thời Lê Thánh Tông ở ta, Đại Lý lại đổi là Đại Man, trước đó nhà Tống gọi họ là Hậu Lý quốc, nay vẫn còn di tích thành ở Vân Nam, còn những nơi căn cứ phía nam như Nam Thành (Thành Nam ở Con Cuông, Nghệ An), Đông Thành (Thành Đông ở Diễn Châu, Nghệ An) đã tàn lụi"
- Trong sách Tàu có ghi lại những trận đánh giữa Việt và CHiếu ko bác ?
Nếu tính từ năm 938 thì Đại Việt và Nam Chiếu/Đại Lý ít xảy ra chiến tranh. Theo 1 số sách như ĐVSKTT: Cuối năm Nhâm Tý (1012) Lý Thái Tổ nghe tin báo người Nam Chiếu xâm nhập châu Vị Long (nay thuộc Cao Bằng) bèn sai quân đi đánh, bắt được rất nhiều người và hơn 1 vạn con ngựa. Tháng giêng năm Giáp Dần (1014) 20 vạn quân Nam Chiếu tràn vào châu Bình Lâm (nay là Cao Bằng), “vua sai Dực Thánh vương đem quân đi đánh, chém được hơn 1 vạn đầu, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết”. Từ đó Nam CHiếu ko dám quấy nhiễu nữa Sách Tân Đính thì cho biết thêm là đến đời Lê Thánh Tông, con cháu Nam CHiếu mới lại nổi lên quấy phá vùng Trà Lung (nay thuộc Nghê An) vua sai quân đánh tan, chiếm thêm 1 số đất lập ra phủ Trấn Ninh ========= Có 1 đoạn này trong bài của bác ko chính xác lắm : " Theo ĐVSKTT thì năm 1096 AD (thời vua Lý Nhân Tông), có kẻ dùng lợi dụng một tù binh người Nam Chiếu dùng "phép thuật" để ám sát nhà vua nhưng kết hoạch bất thành(?) " Không phải là lợi dụng tù binh Nam CHiếu để định giết vua ma theo sách sử chép, chính Lê Văn Thịnh trực tiếp "hóa hổ". Vấn đề vụ án hồ Dâm Đàm có nhiều tư liệu nói rồi, ở đây em xin ko nhắc lại. Riêng vụ học phép hóa hổ thì có giai thoại dân gian nói gia nô của nhà Lê Văn Thịnh là người Đại Lý có phép hóa hổ, hồi bé ông Thịnh hay nghịch phá hoặc mỗi khi khóc quấy là người gia nô lại hóa hổ để dọa. Sau đó lớn lên, ông Thịnh có nài xin dạy, chính vì thế 1 lần mẹ ông vào phòng ban đêm xem con học thế nào đã ngất xỉu khi thấy trong màn có 1 con hổ trắng đang đọc sách
Trích dẫn Nam Chiếu và Đại Lý là sự kế tục liên tiếp nhau hay là giống kiểu Phù Nam và Chân Lạp? Nam Chiếu & Đại Lý là một nước đã được tiếp nối với nhau (Nam Chiếu đã bị lật đổ từ năm 902... và cả vùng bị sa loạn sứ quân...cũng giống như tình trạng chung ở cả Trung Hoa cùng thời... và sau 25 năm Đoàn Tư Bình đã thống nhất được các sứ quân mà thiết lập nước Đại Lý vào năm 937 AD... cũng tương đương với mốc điểm mà dân ta dành được độc lập từ quân Nam Hán ở miền bắc, VN hiện giờ).
Trích dẫn - Lãnh thổ Nam chiếu cụ thể tương ứng với những khu vực nào hiện nay?, ngoài bản đồ ở trên, bác có bản đồ nào rõ hơn biên giới giữa Đại Việt và Nam Chiếu ko? Thường thì đa số nói Nam Chiếu ở vùng Vân Nam ngày nay, nhưng sách Tân đính Lĩnh Nam chích quái thì Nam Chiếu chính là hậu duệ của Triệu Đà, cuối đời Tấn có 2 tù trưởng là Triệu Ông và Triệu Dịch dẫn quân chiếm được nước Tây Bà Dạ (nay thuộc vùng Quỳ Châu-Nghệ An), chia làm 2 miền là Qùy Châu và Diễn Châu, đắp thành, dựng miếu ở Bảo Chướng (nay thuộc Cao Xá, Diễn Châu). Tướng nhà Tấn là Tào Nhĩ đánh dẹp nhưng ko được.
Cũng trong sách Tân đính này, ở phần chú thích cho biết: Chiếu nghĩa đen là lệnh của vua ban xuống, ở đây nói bóng là Mật lệnh của Vũ vương Triệu Đà trong di chúc để lại cho con chaú tìm cách khôi phục quyền uy. Như vậy "chiếu" ở đây ngầm được coi là "người kế tục" họ Triệu...Chiếu Mông XÁ đứng đầu 6 chiếu nhưng đóng căn cứ ở cuối, vùng cực nam giáp giới đèo Ngang, còn các chiếu khác rải dài theo miền núi từ Vân Nam đến tây Thanh, Nghệ và theo miền biển trên các hải đảo đến cửa Nhượng, cửa Khẩu (Hà Tinh ngày nay)  Tấm bản đồ chi tiết của Đại Đường (bao gồm An Nam)
 Đây là một tấm bản đồ khác rõ hơn (nguồn từ University of Washington).
Chúng ta có thể thấy nước Thổ Phồn (Tây Tạng) hùng cứ một phần khá lớn ở mạn Tây Bắc của Đại Đường và vương quốc Nam Chiếu chiếm một khoảng nhỏ hơn bao trùm khu vực Vân Nam chạy xuống đến mạn tây bắc của miền bắc, VN & Lào hiện giờ; Khoảng thập niên 860 AD, là thời cực thịnh của vương quốc Nam Chiếu cũng là thời suy đồi của Đại Đường sau loạn An Lộc Sơn, nước Nam Chiếu đã chiếm đóng cả một địa bàn rộng lớn ngay cả khu vực Thành Đô của Tứ Xuyên, bao trọn An Nam (miền bắc xứ ta) và một phần của cả nước Miến Điện hiện giờ.
Riêng bộ Lĩnh Nam Chích Quái có viết về Nam Chiếu như sau:
Trích dẫn Người Nam Chiếu là con cháu vua Vũ Đế Triệu Đà vậy. Thời Hán Vũ Đế, thừa tướng nước Nam Việt là Lữ Gia không phục, giết sứ Hán là bọn An quốc, Thiếu Quý. Hán Vũ Đế sai tướng là bọn Lộ Bác Đức, Dương Phác đem quân chinh phạt, bắt Vệ Dương Vương Kiến Đức và Lữ Gia, thôn tính cả nước, phân đất cho các quan cai trị. Con cháu họ Triệu tản mát bốn phương, sau trở về Thần Phù, Hoành Sơn là những xứ vắng vẻ không có người.
Khi bộ hạ đông đúc, họ bèn đóng tàu thuyền thỉnh thoảng ra bể đột nhập vào nội địa cướp người ven bể, giết các quan lệnh của nhà Hán. Dân đều sợ phục, gọi là Nam Triệu, sau gọi sai là Nam Chiếu, cho nên họ mang danh hiệu ấy. Đến đời Ngô, Tôn Quyền sai Đái Lương, Lữ Đại làm thú mục để đánh dẹp. Quân Nam Chiếu ở cả một vùng từ núi Thiên Cầm tới Hà Hoa, Cao Vọng, Hoành Sơn, ạ Tung, Hải Ngạn, Sử Bộ, Trường Sa, Quế Hải, Vọng Cái, Lỗi Lôi, núi cao bể rộng, sóng gió hiểm trở, không có một vết chân người. Quân Nam Chiếu ở đấy thường lấy việc cướp bóc để sinh sống, đánh giết thú mục, không thể ngăn cản nổi. Đồ đảng của chúng khá nhiều, hay đem hàng hóa châu ngọc đút lót cho nước Tây Bà Dạ cầu làm thân thuộc, cùng giúp đỡ nhau. Cuối đời Tấn thiên hạ rối loạn, có người thổ tù là Triệu ông Lý cũng là con cháu của Triệu Vũ Đế, anh em đông đúc, thảy đều dũng lược hơn người, ai nấy đều phục, cùng với quân Nam Chiếu hợp lại, được hơn hai vạn người, lại đem châu ngọc tiến nước Tây Bà Dạ, xin chỗ đất không ngay cạnh đó để ở. Khi ấy, Tây Bà Dạ quốc chia đều bãi bể và đồng nội ra thành hai lộ. Một lộ trên từ Quý Châu, dưới tới Diễn Châu gọi là lộ Gia Viễn, giết trâu ăn thề rồi giao cho nước Nam Chiếu và Triệu ông Lý thống lĩnh. Sau đó, ông Lý xây thành ở tổng Cao Xá, đất Diễn Châu, đông tới Giáp Hải, tây tới nước Bà Dạ, nam tới Hoành Sơn, tự xưng làm chúa. Nhà Đông Tấn sai tướng quân là Tào Nhĩ đem quân sang đánh, ông Lý phục tượng binh ở chỗ hiểm trở nơi đầu nguồn sông mà đánh, rồi lại tới nấp ở Mê Sơn và Mạt Sơn ngoài bể, địch tụ thì mình tán, địch tán thì mình tụ, sáng ra tối vào, cầm cự trong 4, 5 năm trời. Quân Tấn không chịu nổi khí núi, tử vong quá nửa, bèn rút quân về. Quân Nam Chiếu thường tới cướp các xứ Nam Thành, Đông Thành, Trường An, thú lệnh không thể dẹp nổi. Tới khi nhà Đường thịnh lên, vua ý Tông sai Cao Biền đem quân sang dẹp, không đánh nổi phải bỏ về. Tới đời Ngũ Đại, vua Tấn là Thạch Kinh Đường sai quan tư mã họ Lý đem 20 vạn quân đánh vào Đồ Sơn, quân Nam Chiếu bèn rút về ở nhờ tại biên giới Ai Lao, hiệu là Đầu Hoành Mô Quốc Bồn Mang, thường lấy sự cướp bóc làm nghề, lúc đánh lúc nghỉ, chưa hề bao giờ yên chiến sự. Đất đó nay là phủ Trấn Ninh, muôn đời sát nhập trong bản đồ nước Đại Việt.
Thực tế thì chúng ta khó trích hoặc những cốt truyện từ bộ Lĩnh Nam Chích Quái để làm tài liệu cho sử được vì những cốt truyện bao gồm cả những "huyền thoại" lẫn một số dữ kiện và tên địa danh hoặc tên người có liên quan đến sử lược. Thế nên Bí Bếp chỉ trích ra để chúng ta đọc lại hầu hiểu rõ hơn chứ thảo sâu xa hơn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trích dẫn Ngoài tên gọi Nam Chiếu, Đại Lý thì quốc gia này còn tên nào khác ko? Có thêm tên "Ai Lao" nữa (người Lào cũng cho họ là hậu duệ của Nam Chiếu đó).
Trích dẫn - Trong sách Tàu có ghi lại những trận đánh giữa Việt và Chiếu ko bác ? Thời có nước Nam Chiếu (739 - 902 AD) thì Đại Việt chưa có thì làm sao đánh đấm nhau được hén. Nam Chiếu đụng trận với Đại Đường hoặc Thổ Phồn (Tây Tạng) thì có... (những trận đánh giữa Nam Chiếu & Đại Đường ở miền Bắc VN) thì Bí Bếp có trích ở hai bài đầu rồi.
Trích dẫn Có 1 đoạn này trong bài của bác ko chính xác lắm : " Theo ĐVSKTT thì năm 1096 AD (thời vua Lý Nhân Tông), có kẻ dùng lợi dụng một tù binh người Nam Chiếu dùng "phép thuật" để ám sát nhà vua nhưng kết hoạch bất thành(?) " Không phải là lợi dụng tù binh Nam CHiếu để định giết vua ma theo sách sử chép, chính Lê Văn Thịnh trực tiếp "hóa hổ". Vấn đề vụ án hồ Dâm Đàm có nhiều tư liệu nói rồi, ở đây em xin ko nhắc lại. Riêng vụ học phép hóa hổ thì có giai thoại dân gian nói gia nô của nhà Lê Văn Thịnh là người Đại Lý có phép hóa hổ, hồi bé ông Thịnh hay nghịch phá hoặc mỗi khi khóc quấy là người gia nô lại hóa hổ để dọa. Sau đó lớn lên, ông Thịnh có nài xin dạy, chính vì thế 1 lần mẹ ông vào phòng ban đêm xem con học thế nào đã ngất xỉu khi thấy trong màn có 1 con hổ trắng đang đọc sách
Vâng, đó là điều mà Bí Bếp không có ý bàn sâu, tán xa mà cho nó vào "ngoặc kép" vì hình thức "mê tín dị đoan" và "phản khoa học"... khi mình viết về sử. |
|