Thiên long bát bộ (chữ Hán giản thể: 天龙八部, chính thể: 天龍八部, latin hóa: Tiān Lóng Bā Bù) là một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung. Tác phẩm được bắt đầu được đăng trên Minh báo ở Hồng Kông và Nam Dương thương báo ở Singapore vào ngày 3 tháng 9 năm 1963, liên tục trong 4 năm[1]. Đây là tác phẩm viết với thời gian lâu nhất và cũng là tác phẩm dài nhất của Kim Dung (gần hai triệu chữ)[1]. Nội dung tác phẩm thấm đượm tinh thần Phật giáo mà Kim Dung vốn ngưỡng mộ, tiếng nói của Phật giáo trong tác phẩm vừa dịu dàng sâu lắng vừa thật hiển minh, quán xuyến từ đầu chí cuối tác phẩm[1]. Có thể nói Thiên long bát bộ là tác phẩm vĩ đại nhất của nhà văn Kim Dung. Thiên long bát bộ cũng đã được chuyển thể thành phim truyền hình nhiều lần bởi cả các nhà sản xuất Trung Hoa đại lục và Hồng Kông. Tựa đề của Thiên Long bát bộ xuất phát từ kinh Phật, nói về cái phức tạp và đa dạng của con người trong xã hội. Đó là tám loại phi nhân có sức mạnh hơn người nhưng không phải là người: Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Gia. Tám loài này do Thiên và Long đứng đầu nên gọi là Thiên Long bát bộ. 1. Thiên: là thiên thần (Deva), đứng đầu bởi Đế Thích. Thiên thần trong Phật giáo vẫn còn trong cõi sinh tử, có sống có chết, có tất cả mười hai thiên thần quan trọng nhất tượng trưng cho tám hướng và bốn tinh thể của vũ trụ: mặt trời, mặt trăng, bầu trời và mặt đất 2. Long: là rồng (Naga) nhưng không có chân, trông giống như một con mãng xà lớn, là chúa tể các loài trong nước. Kinh Phật kể rằng một con rắn tên là Mucilinda da cuộn thành một cái tàn che cho đức Phật nhập định trong một cơn giông bão. 3. Dạ Xoa: (Yaksha) quỷ thần (thần ăn được quỉ), có thể tốt hoặc xấu. Dạ Xoa Bát Đại Tướng có nhiệm vụ bảo hộ chúng sinh 4. Càn Thát Bà: (Gandharva) nhạc thần thân thể tỏa mùi thơm, phục thị Đế Thích, không ăn thịt, không uống rượu 5. A Tu La: (Asura) đại diện tính xấu xa của con người 6. Ca Lâu La: (Garuda) chim đại bàng cánh vàng đầu có một cái bướu to gọi là Như Ý Châu, tiếng kêu bi thảm, được người Trung Hoa bản địa hóa thành Đại Bàng Kim Sí Điểu. Ca Lâu La thích ăn rồng, khi chết chất độc xông lên cháy tiêu thành tro, chỉ còn một trái tim xanh biếc 7. Khẩn Na La: (Kinnara) nhạc thần của Đế Thích, đầu có sừng, giỏi múa hát 8. Ma Hầu La Gia: (Mahoràga) là thần rắn, mình người đầu rắn Thiên long bát bộ có 50 hồi, tên các hồi hợp lại thành 5 bài từ, mỗi bài từ bao gồm tên của 10 hồi. Thiếu niên du (少年游)
Tô mạc già (蘇幕遮)
Phá trận tử (破陣子)
Động tiên ca (洞仙歌)
Thủy long ngâm (水龍吟)
Tóm tắt Kim Dung đã chỉnh sửa truyện này 3 lần, lần gần nhất là vào năm 2009[cần dẫn nguồn]. Có tổng cộng 50 hồi. Câu chuyện xoay quanh mối quan hệ phức tạp giữa nhiều nhân vật đến từ nhiều nước khác nhau: Kiều Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc. Với tác phẩm này, Kim Dung muốn nói đến mối quan hệ nhân - quả giữa chính bản thân các nhân vật với gia đình, xã hội, dân tộc, đất nước. Câu truyện xảy ra vào thời Bắc Tống và còn bao gồm các cuộc chiến tranh giữa nhà Tống, Đại Lý, Đại Liêu, Thổ Phồn và Tây Hạ. Đoàn Dự Đoàn Dự cũng là một trong 3 nhân vật nam chính trong truyện Thiên long bát bộ của Kim Dung, là vương tử nước Đại Lý, dáng vẻ thư sinh, tính hay si, sùng đạo Phật, ghét bạo lực, thẳng thắn, nhiều khi hơi gàn. Không chịu học võ nhưng nhờ cơ duyên may mắn nên học được Bắc Minh Thần Công có thể hút công lực của người khác, lục mạch thần chỉ nhưng không biết sử dụng nên lúc dùng được lúc dùng không được, Lăng Ba Vi Bộ di chuyển khinh công lẹ làng. Trên đường đi du ngoạn giang hồ chàng đã kết nghĩa huynh đệ lần lượt với Tiêu Phong và Hư Trúc. Nhân vật Chính diện § Kiều Phong (乔峰) - sau này được gọi là Tiêu Phong. Giới giang hồ còn gọi là "Bắc Kiều Phong". Kiều Phong là một người có võ công rất cao cường và đã từng là bang chủ Cái Bang. § Đoàn Dự (段誉) - hoàng tử Đại Lý, anh em kết nghĩa của Tiêu Phong và Hư Trúc, vô tình luyện được chỉ pháp Lục Mạch Thần Kiếm vô cùng lợi hại. § Hư Trúc (虚竹) - đầu tiên là một hòa thượng chùa Thiếu Lâm có lòng thương người nhưng về sau cũng đạt được nhiều trình độ cao và trở thành chưởng môn của phái Tiêu Dao. § Vương Ngữ Yên (王語嫣) - một cô nương xinh đẹp. Đầu tiên nàng chỉ yêu Mộ Dung Phục nhưng rồi trở thành vợ Đoàn Dự vì Mộ Dung Phục chỉ lo nghĩ đến phục hồi Đại Yên. § A Châu - người con gái duy nhất mà Kiều Phong yêu quý nhưng để cứu cha nên nàng đã giả trang thành cha mình và đã không may bị Kiều Phong lỡ tay đánh chết. Nhà thơ dịch giả Nguyễn Tôn Nhan cảm khái A Châu: "Linh hồn thục nữ bao dung Nhạn môn quan hẹn mộng trùng lai xưa Lệ thương biết mấy cho vừa" § A Tử - em ruột của A Châu nhưng khác hẳn chị, tính tình nghịch ngợm, độc ác vì từ nhỏ cô đã sống cùng với Tinh Tú Lão Quái của phái Tinh Tú. Trước khi chết A Châu nhờ Tiêu Phong chăm sóc cho A Tử, A Tử rất yêu Tiêu Phong nhưng Tiêu Phong chỉ coi cô ấy như một người em.
Nhân vật Phản diện § Mộ Dung Phục - hay còn được gọi là "Nam Mộ Dung". Hắn là dòng dõi người Tiên Ti, người kế tiếp ngôi vị của triều đại Hậu Yên đã bị sụp đổ. Hắn tìm mọi cách để khôi phục triều đại của mình. Cuối cùng hắn trở nên điên mà luôn mơ tưởng là mình là hoàng đế.
"Cuồng điên máu lệ tình câm Bước chân A Tử xa xăm muôn trùng Bóng chiều quan ải mông lung" § Cưu Ma Trí - một hòa thượng nước Thổ Phồn, bằng hữu của Mộ Dung Bác. Hắn lúc nào cũng muốn được học các bí kíp võ công cao siêu. Hắn được Mộ Dung Bác, sau khi đã lén lấy đi và học các bí kíp trong chùa Thiếu Lâm, truyền lại cho hắn. Cuối truyện hắn bị tẩu hỏa nhập ma vì chỉ học phần ác mà không học phần thiện của các môn võ công đó. Hắn đã may mắn thoát chết khi Đoàn Dự hút hết nội công. § Đinh Xuân Thu - một đồ đệ phản bội của Tiêu Dao phái. Hắn rất giỏi dùng độc dược và đã vô tình làm mù A Tử khi đánh nhau với Mộ Dung Phục. Cuối cùng bị Hư Trúc Chưởng môn nhân phái Tiêu Dao trừng phạt. § Mộ Dung Bác - cha của Mộ Dung Phục, người đã giả chết để trốn vào chùa Thiếu Lâm lén học các bí kíp võ công. Chỉ có nhà họ Đoàn và nhà sư quét rác biết hắn vẫn còn sống. [sửa]Đoàn Chính Thuần và vợ con Đoàn Chính Thuần đã có nhiều cuộc tình vụng trộm và có nhiều con mà không hay biết. Để rồi hóa ra người yêu của Đoàn Dự lại là anh em cùng cha khác mẹ (nhưng thật ra cuối truyện Đoàn Dự chỉ là con hờ của Đoàn Chính Thuần) Đoàn Chính Thuần - cha (hờ) của Đoàn Dự, em trai của hoàng đế Đại Lý đương triều. Tất cả người tình của Đoàn Chính Thuần cuối truyện bị Mộ Dung Phục giết chết và rồi ông cũng tự tử theo. § Vợ:
§ Con:
Đoàn Diên Khánh
Nguyên là thái tử của nước Đại Lý. Có một lần, gian thần phản loạn Cao Thăng Thái đã tiếm ngôi, giết chết vua Đại Lý. Đoàn Diên Khánh bị nạn, tuy không chết nhưng đã trở thành kẻ tàn phế nhưng võ công và nội công vẫn còn. Là một nhân vật trong tiểu thuyết "Thiên Long Bát Bộ" của nhà văn Kim Dung.Nguyên là thái tử của nước Đại Lý. Có một lần, gian thần phản loạn Cao Thăng Thái đã tiếm ngôi, giết chết vua Đại Lý. Đoàn Diên Khánh bị nạn, tuy không chết nhưng đã trở thành kẻ tàn phế nhưng võ công và nội công vẫn còn. Một đêm, Đoàn Diên Khánh lê đến chùa Thiên Long Tự xin các vị sư cứu giúp, nhưng các vị sư thấy y liền tưởng đó là một kẻ ăn mày nên đuổi đi. Cũng trong đêm đó, ông gặp Đao Bạch Phượng, vợ của Đoàn Chính Thuần.Lúc này Đao Bạch Phượng giận chồng mình vì đã lăng nhăng với nhiều người đàn bà nên đã thề rằng bà sẽ trao thân cho kẻ ti tiện nhất, bẩn thỉu nhất trong thiên hạ. Và hai người đó đã trải qua một đêm mây mưa. Hôm sau Đao Bạch Phượng trở về vương phủ. Còn Đoàn Diên Khánh thì lưu lạc khắp thiên hạ, về sau tới Tây Hạ, làm cho Nhất Phẩm Đường, lập ra nhóm "Tứ Đại Ác Nhân".Ông có võ công cao nhất đứng đầu nhóm này, ngoài ra còn có Diệp nhị nương, Nhạc lão tam, Vân lão tứ. Mười mấy năm sau, y cùng với ba kẻ kia tới Đại Lý, biết được Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh là anh em ruột, liền bày kế bắt cóc và đem giam ở Vạn Kiếp Cốc. Y lừa Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh uống Âm Dương Hoà Hợp Tán, một loại xuân dược kích thích tình dục, muốn hai người đó loạn luân nhằm bêu riếu hoàng gia họ Đoàn, và nhận thể đòi lại ngôi báu cũ (lúc này Đoàn Chính Minh đang làm vua Đại Lý). Nhưng nhờ Đoàn Dự nghị lực cao cường nên cuối cùng âm mưu đó không thực hiện được. Sau đó Diên Khánh cùng Nhất Phẩm Đường đi bắt các cao thủ Cái Bang, mục đích thâu tóm giang hồ, nhưng âm mưu này cũng không thực hiện được. Về sau y lập âm mưu mới nhằm bắt Đoàn Chính Thuần, cha của Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh, chồng của Đao Bạch Phượng với mục đích ép Chính Thuần truyền ngôi cho mình. Âm mưu đó đã thành công với sự giúp sức của Mộ Dung Phục. Nhưng cuối cùng ông cũng nhận ra Đoàn Dự là con mình
|
Họ Đoàn Đại Lý >