đăng 00:18 15 thg 11, 2011 bởi Người dùng không xác định
[
đã cập nhật 00:20 15 thg 11, 2011
]
dimanche 7 mars 2010 18:30:06 văn hóa HỌ ĐOÀN QUÊ TÔI NGÀY GIỖ TỔ
doanducthanh-KIẾN TRÚC VIỆT: Họ Đoàn có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Vào thời Tiền Lý (544-602) có cụ Đoàn Danh Tích về An Mai (nay là thôn Thanh Mai, xã An Thanh, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) khai hoang, lập làng. Vào thời nhà Ngô (939-965) có cụ Đoàn Huy Lượng – tướng của Ngô Quyền – tham gia đánh giặc Nam Hán. Đời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) đã có cụ tổ chuyển cư về Tô Xuyên, nay thuộc xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình để khai hoang lập ấp. Đời sau có cụ Đoàn Văn Khâm, chuyển về làng Cổ Phục, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Cụ Khâm trúng tuyển khoa thi Minh Kinh bác học năm 1075, đời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) là khoa thi nho học đầu tiên nhà nước Việt Nam, sau cụ được bổ nhiệm Thượng thư Bộ Công. Đời thứ 5 của cụ Khâm có danh nhân Đoàn Thượng, sinh ở Xuân Độ, nay là thôn Thung Độ, xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, là một vị tướng tài cao, chí lớn và đức độ vào cuối đời vua Lý Cao Tông (1176-1210). * Giỗ Tổ họ Đoàn quê tôi: Làng Bách Tính, xã Nam Hông, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ảnh: Đoàn Đức Thành. Trên địa bàn Bắc Bộ, chủ yếu là các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây (cũ) theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng trên dưới 200 chi họ từ 15 đến 36 đời con cháu. Những chi họ này là đời sau của các cụ tổ có nguồn gốc lâu đời nhất là ở ba địa bàn Hà Nội – Hải Dương – Thái Bình mà xưa kia cùng một cụ tổ sinh ra. Ỏ miền Trung, miền Nam, nhất là các tỉnh Nam Bộ, có rất đông bà con họ Đoàn sinh sống, theo tìm hiểu của tôi thì gốc gác vẫn ở các tỉnh phía Bắc chuyển vào Nam từ nhiều đời nay. Theo tộc phả, họ Đoàn quê tôi xuất phát từ huyện Vũ Thư, Thái Bình. Cách đây 17 đời cụ Minh Thông từ đất Vũ Thư đến lập nghiệp tại làng Bách Tính nay thuộc xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Tôi là đời thứ 15, thuộc ngành cả, nên là Trưởng nam của họ Đoàn ở đây. Hàng năm vào ngày 21 và 22 tháng Giêng âm lịch, họ Đoàn chúng tôi tổ chức giỗ cụ Minh Thông. Trước năm 1945, các cụ vẫn tổ chức rước văn và tế lễ. Từ mùa Xuân năm Giáp Tuất (1994) quê tôi lại khôi phục tế lễ như xưa. Con cháu xa gần nhớ ngày ấy thì về giỗ Tổ, cũng là dịp để bà con trong họ mạc gặp gỡ, quen biết nhau. Đại diện họ Đoàn ở Vũ Thư, Thái Bình cũng sang dâng lễ. Họ Đoàn quê tôi không lớn, có biến động lớn về dân số, đó là năm đói 1945. Bà con phải đi tha phương cầu thực và chết đói nhiều. Số đinh còn ở lại không là bao. Sau này rời quê hương đi công tác, sinh cơ lập nghiệp cũng nhiều, nên số người còn ở lại quê hương chỉ có mấy chục gia đình. Từ đường họ Đoàn quê tôi là ngôi nhà gỗ lim ba gian, theo chữ Hán khắc trên sào mực thì các cụ xây dựng vào năm Nhâm Dần (1902). Công trình tuy nhỏ nhưng trạm khắc công phu, đặc biệt bộ vì rất đẹp và còn bền chắc. Tôi vừa về quê giỗ tổ hai ngày, ghi lại một số hình ảnh giỗ Tổ trong năm nay. * Gia tộc họ Đoàn quê tôi: Làng Bách Tính, xã Nam Hông, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Ảnh: Đoàn Đức Thành. Ảnh: Đoàn Đức Thành.
* Cụ Tiên chỉ Đoàn Văn Tề (áo đỏ) và Trưởng Nam Đoàn Đức Thành (áo trắng) và 3 vị đại diện họ Đoàn ở Vũ Thư, Thái Bình trong ngày Giỗ Tổ. Ảnh Đoàn Đức Thành.
* Ngôi Từ đường họ Đoàn quê tôi xây dựng từ năm 1902, điêu khắc trang trí với nghệ thuật cao, còn bền chắc. Ảnh: Đoàn Đức Thành. * Ngôi Từ đường họ Đoàn quê tôi xây dựng từ năm 1902, điêu khắc trang trí với nghệ thuật cao, còn bền chắc. Ảnh: Đoàn Đức Thành. * Toàn cảnh ngôi Từ đường quê tôi. Ảnh: Đoàn Đức Thành. * Quê tôi có cầu Thượng gia hạ kiều, ở chợ Thượng, xã Bình Minh, Nam Trực, Nam Định là một trong những cầu ngói từ thời Hậu Lê còn lại ít ỏi ở đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Đoàn Đức Thành. |
|